Top các trường trên BXH 2017 tại những quốc gia có nền kinh tế mới nổi

0

SSDH – Trong báo cáo mới nhất của Times Higher Education BRICS (Khối các nước có nền kinh tế mới nổi) Bảng xếp hạng các trường đại học ở những quốc gia có nền kinh tế mới nổi, các trường của Trung Quốc tiếp tục vươn lên chiếm 6 trên 10 trong tốp đầu của bảng xếp hạng.

 Top các trường trên BXH 2017 tại những quốc gia có nền kinh tế mới nổi

Trung Quốc

Trong số các trường đại học đại diện cho người khổng lồ châu Á, Đại học Bắc Kinh dẫn đầu bảng, tiếp theo là Đại học Thanh Hoa chiếm vị trí thứ hai. Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (thứ 5), Đại học Phúc Đán (thứ 6), và Đại học Giao thông Thượng Hải Tông (thứ 7), tất cả các trường đều tăng lên trong bảng xếp hạng so với năm ngoái, trong khi Đại học Chiết Giang tụt từ thứ 8 xuống thứ 9.

Ấn Độ:

Mặc dù không có các trường thuộc top 10, Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ, đạt số lượng các trường là 27 trên tổng số 300 trường. Trường đại học hàng đầu của Ấn Độ là Viện Khoa học Ấn Độ (xếp thứ 14), lần đầu tiên lọt top 15. Tổng thể, Ấn Độ có 19 trường đại học trong top 200, cao nhất trong vòng 16 năm qua.

Brazil

Trong khi Brazil có nhiều hơn các trường đại học lọt vào vào bảng xếp hạng năm nay – đạt 11 trường, con số cao nhất trong 14 năm qua. Trường đại học hàng đầu là Đại học São Paulo, rớt khỏi top 10 xuống vị trí thứ 13; vị trí thấp nhất của trường kể từ khi bảng xếp hạng đã bắt đầu.

Nga

Nga cũng tăng con số các trường, đạt 24 so với 15 trường vào năm ngoái, 10 trường trong số đó bị rớt hạng. Tuy nhiên, ngôi sao của Nga là trường Lomonosov Moscow State University, duy trì vị thế của mình ở vị trí thứ ba.

Nam Phi

Các trường đại học tại Nam Phi đã phải khó khăn để cạnh tranh trong năm nay, với mức giảm nhẹ trong các bảng xếp hạng và ba trong số bốn trường hàng đầu của Nam phi đã rớt hạng so với năm trước.

Bình luận về  bảng xếp hạng, biên tập Phil Baty cho biết: “Đây là BRICS cạnh tranh nhất của các trường trong các nền kinh tế mới nổi trên khắp 50 quốc gia được đánh giá.”

“1 xu hướng rõ ràng, trong năm thứ tư của bảng xếp hạng thường niên này, là của Trung Quốc  tiếp tục thống trị. Gã khổng lồ châu Á chiếm 52 trong tổng số 300 trường- (>1/6); 44 trong số này lọt vào top 200, tăng đáng kể so với năm ngoái”, ông nói.

Ông nói thêm rằng Ấn Độ cũng đã “có 1 bước tiến lớn” và có thể sớm vượt qua Đài Loan là quốc gia chiếm hầu hết các trường trong top 200 ,chỉ sau Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong khi hai nước này đã được cải thiện vị thế của họ, thứ hạng của các quốc gia BRICS khác đang suy yếu, do độ cạnh tranh ngày càng cao bởi việc mở rộng danh sách xếp hạng từ 200 lên 300 trường đại học, từ 35 quốc gia lên 41 quốc gia.

Các quốc gia khác

Các trường ở các nền kinh tế mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Pakistan có sự tiến bộ, trong khi Thái Lan, Đài Loan, Hungary, Hy Lạp không tạo được nhiều tiến bộ hoặc bị mất chỗ. Một số nước đã xuất hiện lần đầu vào bảng xếp hạng, như Latvia (Đại học và Đại học Latvia Riga kỹ thuật trong dải 201-250); Tunisia (Đại học Monastir và Đại học Tunis El Manar, 251-300); Bulgaria (Đại học Sofia, 201-250); Croatia (Đại học Zagreb, = 196); Northern Cyprus (Đại học Đông Địa Trung Hải, = 173); Philippines (Đại học Philippines, 201-250); và Sri Lanka (Đại học Colombo, 251-300).

Với gần gấp đôi số lượng của các trường trong bảng xếp hạng so với Ấn Độ- nước chiếm vị trí thứ hai, Trung Quốc “sẽ  tiếp tục giữ vị trí thống trị của mình trong danh sách trong những năm tới, và các quốc gia khác sẽ phải cố gắng nhiều hơn thay vì chỉ đứng yên nhanh hơn”. Ông Batty cho hay.

Bảng xếp hạng các trường đại học ở những quốc gia có nền kinh tế mới nổi sử dụng cùng 13 chỉ số được thực hiện nghiêm ngặt và đòi hỏi sự đánh giá tổng thể các trường đại học để xác định về hiệu suất giữa giảng dạy, nghiên cứu, tầm nhìn quốc tế và chuyển giao kiến thức của các trường.

 Nguyễn Hiên (SSDH) – Theo Study

Share.

Leave A Reply