Từ A-Z cẩm nang chuẩn bị hành trang du học Canada

0

SSDH-Hiên nay, số lượng các bạn học sinh chuyển hướng sang du học Canada là cực lớn, trong số đó có những bạn còn khá bỡ ngỡ vì không có người thân hay bạn nào ở Canada. Chính vì vậy, với những chia sẻ sau hi vọng các bạn có thể có những sự chuẩn bị tốt nhất có thời gian du học tại Canada.

Chuẩn Bị Hành Lý

Theo mình thì món quan trọng nhất trong hành lý sang Canada là quần áo. Các bạn nên mua chừng 4 cái áo ấm loại tốt, áo thun, quần dài thể thao mặc sát người. Vào mùa đông ở đây, các bạn sẽ phải mặc hai, ba lớp áo sát người và thêm một cái áo ấm bên ngoài mới chịu được cái lạnh -15 đến -20 độ ở đây. Mình thấy nên mua áo ấm ở Việt Nam cho tiết kiệm vì mua ở Canada ít nhất cũng 400 đô.

1

Giày dép thì không nên mua nhiều ở Việt Nam, chừng hai đôi giày thể thao và một đôi dép lê là được. Mùa đông ở Canada đường và vỉa hè sẽ bị đóng băng, các bạn cần mua giày ở Canada nếu như không muốn ‘chụp ếch”. Mình cũng mua một đôi dép bằng bông đặc biệt để đi lại trong nhà vì sàn nhà vào mùa đông rất lạnh. Nếu được bạn nên bỏ vào hành lý một chiếc dù nhỏ, sẽ tiên lợi nếu trời mưa nhỏ bạn nhé! Để chuẩn bị cho mùa đông cũng đừng quên các mũ len trùm đầu

 Thức Ăn và Thuốc

Kế đến, các bạn có thể mua khoảng 10 gói mì ăn liền, phòng khi sang Canada chưa tìm được chỗ ăn hay ban đầu thức ăn lạ miệng khó nuốt. Một tô nhôm, một muỗng dài cũng là các vật dụng cần thiết. Về các thực phẩm cũng có thể đem sang Canada nhưng lưu ý không đem theo các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt, nhưng các loại hải sản khô (mực, tôm, cá) thì được.

Mình thấy người Việt ở Canada hay đem tôm khô hay mực khô sang lắm

Mình thấy người Việt ở Canada hay đem tôm khô hay mực khô sang lắm

Mình thấy người Việt ở Canada hay đem tôm khô hay mực khô sang lắm. Ngoài ra, thủ sẵn vài viên thuốc hạ sốt, trị nhức đầu, tiêu chảy. Khi sang đây bạn sẽ có bảo hiểm y tế của trường, nhưng phải đợi chừng 1 hoặc 2 tháng sau mới nhận được, vì thế việc khám bệnh trong thời gian này rất tốn kém. Do đó bạn nên mua bảo hiểm trong thời gian nhận được thẻ bảo hiểm của trường, bạn hãy tham khảo bảo hiểm uy tín nha

 Đồ Điện Tử

Nếu bạn có nhu cầu đem theo đồ điện tử sang Canada thì nên chú ý mua thêm một đầu để đổi phích cắm từ dạng tròn sang dẹt. Các thiết bị đầu dẹt ở VN đem qua đây mình cũng không dung được. Vì thế tốt nhất khi mua đầu chuyển đổi phích cắm, bạn nên nhớ nói với tiệm điện là bạn du học tại Canada nhé.

Laptop thi có adapter để biến đổi rồi nên qua đây là dung thoải mái.

Laptop thi có adapter để biến đổi rồi nên qua đây là dung thoải mái.

Laptop thi có adapter để biến đổi rồi nên qua đây là dung thoải mái. Về điện thoại di động , nếu muốn đem sang đây dung thì điện thaoi5 phải có hỗ trợ bốn băng tần (quadband) GMS 850/900/1800/1900 MHz. Ngoài ra, ở Canada nếu bạn cam kết dung điện thoại trong hai hoặc ba năm thì mỗi tháng bạn đóng 30-50CAD và bạn sẽ được một điện thoại để dùng.

Tiền

Nếu có thể, theo mình các bạn nên đem theo vài trăm đô Canada. Nếu ko mua được đô Ca thì đô Mỹ cũng được, trong trường hợp người bán ko chấp nhận bạn có thể đến ngân hang địa phương để đổi sang đô la Ca. Ngoài ra, thẻ visa của ngân hang Việt Nam, mình đem sang đây cũng sử dụng được, tuy nhiên sẽ bị tính thêm phí.

Nếu có thể, theo mình các bạn nên đem theo vài trăm đô Canada.

Nếu có thể, theo mình các bạn nên đem theo vài trăm đô Canada.

Và thường visa card của Vietnam chỉ dùng trong siêu thị để mua đồ ăn, còn các mặt hang giá trị thì không được chấp nhận. Vì thế một trong những việc đầu tiên khi các bạn sang đây là tới ngân hang mở một tài khoản dành cho sinh viên. Việc dùng thẻ của ngân hàng bên này có nhiều thuận tiện hơn.

Visa

Một vấn đề khác là vấn đề visa nhé! Làm visa Canada mất 3-4 tháng lận. Theo mình, các bạn nên tranh thủ nộp đơn xin thị thực nhập cảnh sớm để không bị trễ học nhé! Lần đó, ngày cận học mình đã mua vé máy bay rồi mà vẫn chưa có visa.

Một vấn đề khác là vấn đề visa nhé! Làm visa Canada mất 3-4 tháng lận.

Một vấn đề khác là vấn đề visa nhé! Làm visa Canada mất 3-4 tháng lận.

Chỉ còn một ngày nủa là lên máy bay thì mình mới nhận được thị thực nhập cảnh. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý đến visa nhé! Trước khi sang đây, các bạn cần liên hệ với trường về cách thức đi từ sân bay về nơi ở. Một số trường sẽ có người ra đón, tuy nhiên trường mình không nằm trong tốp đó. Mình đến sân bay vào 2 giờ sáng và có hai lựa chọn: Đợi đến 6 giờ sáng và bắt xe buýt (20 CAD) hay ra đón taxi (50CAD).

Phương tiện giao thông

Khi đi du học tại Canada, sinh viên có thể sử dụng thẻ xe bus (đăng kí tại trường) để đi tới các địa điểm trong vùng. Nhiều sinh viên lựa chọn sử dụng xe đạp, ô tô hoặc đi bộ tới trường.

6

Sinh viên mới có thể yêu cầu trường sắp xếp dịch vụ đón sân bay để đến trường an toàn cho năm học mới.

Lựa chọn về nhà ở

Có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời cho bạn bao gồm ở với gia đình bản xứ, ký túc xá, hoặc thuê phòng  trọ xung quanh trường mà bạn chuẩn bị sang học.

Sống với gia đình bản xứ (Homestay) và nhà ở tạm thời (Landing Pad)

Các điều phối viên về nhà ở của trường sẽ phỏng vấn và thăm từng gia đình để đảm bảo nhu cầu của bạn được đáp ứng một kỳ học thoải mái và thú vị.

Các điều phối viên về nhà ở của trường sẽ phỏng vấn và thăm từng gia đình để đảm bảo nhu cầu của bạn được đáp ứng một kỳ học thoải mái và thú vị.

Nếu bạn muốn được trải nghiệm cuộc sống tại Canada thông qua không khí gia đình ấm cúng và để  nâng cao khả năng tiếng anh cũng như biết thêm nhiều văn hóa của Canada, bạn nên lựa chọn sống với một gia đình bản xứ tại đây. Các điều phối viên về nhà ở của trường sẽ phỏng vấn và thăm từng gia đình để đảm bảo nhu cầu của bạn được đáp ứng một kỳ học thoải mái và thú vị. Chương trình sống với gia đình bản xứ bao gồm ba bữa một ngày, phòng riêng được trang bị nội thất và khu vực học tập, cũng như sử dụng toàn bộ các khu vực khác trong nhà.

Ký túc xá

Nếu trường học bạn sẽ học có ký túc xá, bạn có thể đăng kí ở tại ký túc xá của trường để trải nghiệm cuộc sống cùng các sinh viên khác và vẫn có được sự riêng tư cần thiết. Các khu ký túc xá thường bao gồm nhà bếp, phòng tắm và có người dọn dẹp ký túc xá.

Share.

Leave A Reply