Úc cần xem xét lại hình thức thẩm tra thị thực sinh viên GTE

0

SSDH – Nhiều ý kiến gần đây cho rằng, hình thức thẩm tra xác định đối tượng sinh viên đúng nghĩa để cấp visa cư trú tạm thời gọi là GTE có thể sẽ làm chậm sự phục hồi của các trường cao đẳng Tiếng Anh.

 

Được áp dụng từ tháng 11 năm 2011, GTE là một phần trọng tâm trong bản kiến nghị cải cách visa của Knight nhưng các nhà giáo dục thì cho rằng cách này sẽ làm mất đi những sinh viên thực chất, nhất là từ các trường cao đẳng Tiếng Anh và cao đẳng nghề. Mấy tuần trước, Hội đồng tư vấn giáo dục quốc tế đứng đầu là doanh nhân Michael Chaney đã đưa những vấn đề này ra để xem xét lại.

 

Úc cần xem xét lại hình thức thẩm tra thị thực sinh viên GTE

 

Hiện chưa có lời bình luận chính thức từ phía Bộ trưởng di trú Brendan O’Connor nhưng Bộ trưởng giáo dục đại học Chris Bowen đã bác bỏ những chỉ trích về GTE.

 

Còn các trường thì phàn nàn rằng đội ngũ nhân viên cơ quan nhập cư đang phá hoại kết quả marketing nước ngoài của họ khi luôn muốn gợi ý cho du học sinh tương lai ở lại nhà.

 

Bộ di trú đã yêu cầu xem xét lại hồ sơ những nơi mà visa bị từ chối 100% trong đó có Ấn Độ. Nhưng theo ý kiến của Chaney thì  không nên dừng lại ở việc xem xét hồ sơ xin cấp thị thực mà còn phải xem lại những tiêu chí của GTE. Và việc cần làm bây giờ là nới lỏng các tiêu chí này. Nhìn lại ba năm qua, con số bị rớt visa rơi vào các trường cao đẳng Tiếng Anh đến khoảng 30% và cả thị trường dường như xuống dốc không phanh ở phút cuối. Và GTE được xem như là nhân tố chính yếu để ngăn chặn điều này.

 

Tháng 12 năm 2012 có khoảng 75.377 lượt  visa  du học sinh thuộc các trường cao đẳng Tiếng Anh, tăng nhẹ so với 72.341 của năm trước, nhưng vẫn giảm nhiều so với đỉnh cao 106.293 của tháng 12 năm 2009.

 

Bà Blundell, thuộc tổ chức Tiếng Anh Úc, cho rằng việc visa bị từ chối một cách khó hiểu thực sự là vấn đề lớn đối với nhưng sinh viên nước ngoài không có kế hoạch học lên đại hoc. Các khóa học tiếng Anh thường gắn liền với việc học tiếp lên đại học và như vậy việc xét duyệt  visa cũng dễ dàng hơn.

 

Một số viên chức nhập cư lại nghi ngời rằng những sinh viên này đến Úc chỉ đơn giản là họ thấy tiếng Anh hữu ích cho họ trong thế giới hội nhập. Họ từ chối visa vì ứng viên không tìm chỉ ra được sự liên kết giữa khóa học tiếng Anh và sự tiến bộ trong nghề nghiệp hiện tại hoặc là nếu chỉ học tiếng Anh thôi thì có thể tìm các khóa học rẻ hơn ở ngay nước mình (nơi mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ)

 

Kiến nghị của Kinght đã cho thấy visa nên dành cho những sinh viên đúng nghĩa và họ xác định nghiêm túc về việc trở về nhà sau khi tốt nghiệp.

 

Trong  báo cáo gần đây, hội đồng giáo dục quốc tế  cũng  bày tỏ sự quan ngại về việc áp dụng không phù hợp sẽ khiến cho nhiều sinh viên quốc tế bị mất cơ hội đến Úc học tập vì lý do là họ đã bộc lộ mong muốn ở lại .

 

Báo cáo cũng cho hay, cần phải xem xét lại các tiêu chí GTE đã thực thi trong năm đầu tiên để xác định và điều chỉnh những hậu quả ngoài ý muốn đã  ảnh hưởng đến toàn ngành. Năm ngoái, bộ trưởng Bowen cũng công nhận là có một số vấn đề trong thực hiện mà Bộ ông đang cố gắng giải quyết từng trường hợp một. Tuy nhiên, ông vẫn bảo vệ hình thức thẩm tra GTE vì cái này không làm giảm nhiều thị thực sinh viên. Tính trong quý 1 năm 2012, khi GTE được đưa ra, tỷ lệ cấp thị thực sinh viên là 89,6%, thấp hơn so với quý trước đó (90,2%). Nhưng đến tháng 12/2012, tỷ lệ này đã lên đến 90,8%. Tỷ lệ visa được cấp đã dần dần tăng lên từ tháng 3/2012 và đến nay đã cao hơn hẳn bốn quý trước đó.

 

Tỷ lệ visa được cấp ở các trường cao đẳng tiếng Anh tư thục cũng đạt 90%. Còn các trường dạy nghề thì xuống ở mức thấp nhất 76%. Tính trên toàn ngành, tỷ lệ từ chối visa cao nhất là từ các nước Ấn Độ và Pakistan.

 

Tuy nhiên, điều mà Bà Blundell lo lắng là sẽ có ít hồ sơ xin visa hơn vì những khó khăn xoay quanh GTE. Nếu như các công ty tư vấn du học và sinh viên nghĩ rằng nhiều khả năng visa sẽ bị từ chối thì họ sẽ không nộp hồ sơ.

 

Lê Minh (SSDH) – Theo The Australian

Share.

Leave A Reply