Anh: Vấn nạn bằng giả gây nhức nhối

0

Sẵn sàng du học – Hàng ngàn công dân Vương quốc Anh đã mua bằng giả từ một "xưởng văn bằng " ở Pakistan, phát hiện bởi cuộc điều tra của BBC Radio 4 ngày 16/1 vừa qua.

bang-gia“Khách hàng” của họ bao gồm cả các chuyên gia tư vấn, y tá của Dịch vụ y tế quốc gia Anh. Mỗi người mua ở Anh đã chi gần 500.000 bảng vào các tài liệu giả mạo.

Axact, tên công ty sản xuất bằng giả, tuyên bố họ là "công ty công nghệ thông tin lớn nhất thế giới", điều hành mạng lưới hàng trăm trường đại học trực tuyến giả mạo do các đại lý từ tổng đài Karachi.

Với những cái tên như Đại học Brooklyn Park và Đại học Nixon, họ mô tả hình ảnh những sinh viên mỉm cười đầy quen thuộc và thậm chí còn có các bài báo giả mạo ca ngợi tung hô trường.

Theo tài liệu của BBC Radio 4, hơn 3.000 tài liệu giả mạo Axact giả đã được bán cho người mua ở Anh trong năm 2013 và 2014, bao gồm bằng thạc sĩ và tiến sĩ.

Lướt qua danh sách những người mua của Axact UK, được BBC xem, cho thấy nhiều nhân viên lâm sàng của Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS), bao gồm một bác sĩ nhãn khoa, y tá, nhà tâm lý học và nhiều chuyên gia tư vấn, cũng đã mua bằng giả mạo.

Hàng loạt những người có địa vị cao như chuyên gia tư vấn, bác sĩ, bác sĩ gây mê, chuyên gia về thuốc cấp cứu nhi,… đều đã mua bằng.

Vấn đề quy mô lớn

Hội đồng Y khoa tổng hợp (GMC) cho biết các nhà tuyển dụng phải xác minh bất kỳ trình độ nào bổ sung cho bằng cấp y khoa. Tuy nhiên, giám đốc điều hành của Viện kiểm định bằng cấp Đại học (HEDD) Jayne Rowley cho biết chỉ có 20% các nhà tuyển dụng Anh kiểm tra đầy đủ trình độ của ứng viên.

Vào năm  2015, Axact đã bán được hơn 215.000 chứng chỉ giả mạo trên toàn cầu, thông qua khoảng 350 trường trung học và đại học “ảo”, tạo ra khoảng 51 triệu đô la chỉ riêng trong năm đó.

Cựu nhân viên FBI Allen Ezell, người đã điều tra các xưởng văn bằng từ những năm 1980, nói: "Chúng tôi sống trong một xã hội có ý thức về bằng cấp. Vì vậy, nếu một tờ giấy có giá trị, sẽ có ai đó làm giả nó để in và bán.

"Người tuyển dụng không cẩn thận trong việc kiểm tra giấy tờ, vì vậy đã khiến cho giấy tờ giả có thể lưu hành. Đó là điều nguy hiểm nhất mà chúng tôi từng thấy".

'Vấn đề rất nghiêm trọng'

Nhà thầu quân sự FB Heliservices đã mua bằng giả của Axact cho bảy nhân viên trong đó có hai phi công trực thăng, từ năm 2013 đến năm 2015.

Một trong số những nhân viên này, phát biểu ẩn danh với BBC, cho biết ngay sau khi nhận hợp đồng làm việc trên đảo Curacao tại Caribbe, chính quyền địa phương đã yêu cầu tất cả những người làm việc trong lãnh thổ này phải có bằng cử nhân.

"Chúng tôi tìm hiểu về học tập từ xa và liên lạc với trường đại học trực tuyến này. Đó chỉ là một việc cần phải làm để tiếp tục được làm việc trong nước. Mọi người đều biết rằng họ không thành thật, nhưng không ai có vấn đề với nó."

Công ty mẹ – công ty Cobham đã tổ chức một cuộc điều tra nội bộ về vụ việc, nhưng quyết định rằng việc mua bán này là một "vấn đề lịch sử" rằng "không có ảnh hưởng đến sự an toàn của bất kỳ hoạt động hoặc việc đào tạo bất kỳ cá nhân nào ở Anh hoặc ở nơi khác".

"Các thủ tục tố tụng và kỷ luật đã được thực hiện để giải quyết tất cả các vấn đề được nêu ra," họ nói thêm.

Tuy nhiên, Nghị sĩ James Frith, thành viên của Ủy ban Giáo dục, cho biết quyết định này là một "vấn đề nghiêm trọng". Ông  nói: “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng một doanh nghiệp sẽ tự đặt mình và sự tồn tại của chính mình vào nguy hiểm bởi những trình độ giả mạo, và như vậy, có thể xâm nhập vào một thị trường mới."

Sau khi tờ New York Times vạch trần vào năm 2015, giám đốc điều hành của Axact đã bị bắt và một cuộc điều tra được đưa ra bởi chính quyền Pakistan. Đồng thời, người quản lý cao cấp Umair Hamid đã bị kết án 21 tháng tù giam tại Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2017 vì tội lừa đảo của Axact.

Tuy nhiên, cuộc điều tra của Pakistan đã bị đình trệ trong bối cảnh các cáo buộc tham nhũng của chính phủ.

Allan Ezell cho biết Axact tiếp tục ra mắt các trường đại học trực tuyến mới mọi lúc – và giờ đây đã trở thành vụ tống tiền đối với những khách hàng trước đây của họ.

Người dịch: Hải Yến (SSDH)

Share.

Leave A Reply