Sẵn sàng du học – Một trong những khó khăn của du học sinh tương lai là chứng minh năng lực tài chính đủ để trang trải cho quá trình học tập. Chính vì vậy việc tính toán chi phí du học và bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt rất quan trọng. Những lời khuyên sau đây có thể giúp các bạn phần nào tiết kiệm tiền cho chính mình.
1. Sống tại ký túc xá của trường.
Cuộc sống bên ngoài trường có lẽ là một trải nghiệm thật tuyệt vời nhưng đổi lại bạn phải tốn nhiều chi phí hơn khi bạn sống tại ký túc xá. Theo một thống kê năm 2009, chi phí trung bình cho bốn năm học của một người sống ngoài ký túc xá là $ 77.132, và $ 51,763 dành cho những người sống tại trường, sự chênh lệch là $ 25,369.
Nếu bạn không muốn sống ở trường, hãy suy nghĩ đến việc chia sẻ phòng cùng người khác vì điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí cho tiền thuê nhà.
2. Săn học bổng
Tìm kiếm học bổng luôn là phương pháp tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí khi du học. Bạn có thể săn học bổng toàn phần hoặc bán phần ngay khi nộp hồ sơ vào trường để giảm thiểu phần nào chi phí. Ngoài ra, trong quá trình học, hãy cố gắng đạt thật nhiều điểm A. Có rất nhiều trường đại học cung cấp học bổng mỗi kỳ cho sinh viên với điều kiện sinh viên đáp ứng được yêu cầu về điểm số qua mỗi kỳ học. Vì vậy, đạt kết quả học tập tốt không chỉ giúp bảng điểm của bạn đẹp hơn mà còn có thể giúp bạn giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính.
3. Quản lý tiền vay sinh viên và các lãi vay khác một cách cẩn thận.
Nếu bạn được trợ cấp nhiều tiền hơn bạn thực sự cần, thì bạn nên yêu cầu một số tiền thấp hơn. Tránh sai lầm là chi tiêu cho những thứ không cần thiết và làm tăng nợ của bạn và đừng suy nghĩ tiền là có sẵn.
Xem lại chi tiêu của bạn mỗi tháng để chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng và tiền của bạn sẽ kéo dài cho đến khi hết chương trình học của mình.
4. Hãy cảnh giác với thẻ tín dụng.
Đại học và các trường cao đẳng thường có những điểm quảng cáo cho các công ty thẻ tín dụng tìm kiếm khách hàng mới. Hãy thận trọng với điều đó vì thẻ tín dụng sẽ là một cách vay tiền rất tốn kém (lãi suất bình quân đối với thẻ tín dụng sinh viên là 17,3% dựa trên FCAC) và bạn phải trả hết tiền vay mỗi tháng.
5. Tạm ngưng các bảo hiểm sức khỏe và nha khoa nếu bạn đã có bảo hiểm tương tự.
Học phí của bạn thường sẽ bao gồm chi phí cho y tế và bảo hiểm nha khoa. Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội để tạm ngưng các bảo hiểm của nhà trường, nếu bạn chọn tạm ngừng, bạn sẽ được hoàn trả và sẽ trừ vào tiền học phí của bạn. Mỗi trường sẽ có mức phí bảo hiểm khách nhau, có thể lên đến vài trăm đô la một năm. Nhưng hãy nhớ:
· Đừng lựa chọn tạm ngưng trừ khi bạn có bảo hiểm sức khỏe và nha khoa tương tự ở chổ khác.
· Bạn có thể phải cung cấp bằng chứng rằng bạn đã có bảo hiểm tương đương ở nơi khác để được lựa chọn tạm ngưng.
· Thường có một thời hạn để bạn chọn “tạm ngưng” nhưng sau ngày đó bạn không thể chọn.
6. Bán sách giáo khoa cũ.
Bán hoặc trao đổi sách giáo khoa cũ của bạn, hay bạn cũng có thể tìm một người bạn hoặc cửa hàng tại địa phương, họ sẽ bán sách giáo khoa cũ của bạn. Bạn sẽ mất một phần tiền nhưng bạn sẽ vẫn luôn kiếm được nhiều hơn là bạn bán sách cho thư viện trường.
7. “Share” phòng với người khác
Sống chung với người bạn khác không chỉ là một cách tốt để tiết kiệm tiền mà còn là cơ hội để có thêm một người bạn mới ở nơi mình đi du học. Thông thường các trường đại học đều cung cấp những nguồn cho thuê uy tín để giúp bạn tìm được chỗ ở, hoặc bạn cũng có thể lựa chọn ở trong ký túc xá. Với những bạn du học Mỹ thì có thể tham khảo qua trang Craigslist, hay WeRoom.com, Student.com, SpareRoom đối với những bạn du học Anh.
Trong trường hợp không thể đặt trước phòng khi tới nơi, bạn có thể tìm một chỗ ở tạm thời thông qua HostelWorld hoặc Airbnb. Đây cũng là cách để bạn tìm được chỗ ở thích hợp của mình khi không biết nên thực sự chọn khu vực nào để thuê. Trải nghiệm việc ở nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố cũng là điều khá thú vị đó. Còn riêng với những bạn học sinh nộp hồ sơ qua các công ty du học thì việc đặt phòng luôn được hỗ trợ để các em đỡ lo lắng hơn cũng như hạn chế tình trạng không có phòng lúc đến nơi.
8. Sử dụng thẻ sinh viên của bạn.
Nhiều doanh nghiệp cung cấp những chương trình giảm giá cho sinh viên học sinh, do đó hãy tận dụng lợi thế. Kiểm tra với hội sinh viên trường bạn cung cấp cho bạn một danh sách các doanh nghiệp địa phương cung cấp các chương trình giảm giá cho học sinh.
Dạo quanh các cửa hàng, sử dụng phiếu giảm giá, và tìm kiếm hàng giá rẻ.
Nó có thể có vẻ tẻ nhạt, nhưng đối với những sinh viên có ý thức, một vài đô la tiết kiệm sẽ được cho vào chương trình học tập.
9. Tận dụng các khoản khấu trừ thuế và các khoản tín dụng thuế cho sinh viên.
Cả chính phủ liên bang và cấp tỉnh cung cấp các khoản khấu trừ thuế và các khoản tín dụng thuế cho sinh viên cho những thứ như học phí, sách, chi phí di chuyển và nhiều hơn nữa.
10. Sử dụng phương tiện công cộng
Xe buýt và tàu điện ngầm đều rất phổ biến tại các nước phát triển, và Google Maps có thể giúp bạn tìm được chuyến buýt/tàu điện phù hợp để đến nơi cần đến. Ngoài ra, những phương tiện này còn giảm giá cho sinh viên, và phần lớn các trường đại học đều cấp thông tin để bạn được nhận thẻ ưu đãi khi đi lại.
11. Mua đồ sale hoặc đồ cũ
Khi vừa sang du học, bạn sẽ cần phải chuẩn bị một số tiền để mua sắm rất nhiều thứ như bàn ghế học tập, giường ngủ, tủ quần áo,… Thậm chí bạn còn phải chi tiêu cho quần áo và giày dép nếu thời tiết tại quốc gia bạn du học quá khắc nghiệt. Mẹo tốt nhất để tiết kiệm chi phí trong trường hợp này là hỏi thăm các anh chị khóa trước, nhất là các anh chị sắp ra trường xem có ai có thể nhượng lại dụng cụ học tập cũ cho bạn không. Ngoài ra, bạn có thể đến mua các đồ gia dụng tại các tiệm đồ cũ. Chi phí sẽ rẻ hơn bạn mua mới rất nhiều. Quần áo, giày dép hãy săn các đợt sale lớn để mua sắm. Một số quốc gia thường xuyên tổ chức các chợ đồ cũ, siêu thị và chợ giá rẻ dành cho sinh viên có thể giải quyết phần nào vấn đề tài chính của bạn.
Cá Domino (SSDH) – Theo tincanada24h