Định cư Úc: Trải lòng chi phí/thu nhập và đối mặt khó khăn khi đi Visa 462

0

Sẵn sàng du học – Chia sẻ sau đây là người thật việc thật để giúp các bạn chuẩn bị sang theo diện Visa 462 có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình và chuẩn bị sẵn tinh thần vững vàng. Những tháng ngày này sẽ trở thành động lực mạnh mẽ giúp bạn tìm được những hoài bão lớn trong tương lai phía trước của mình. Have a lucky you forward.

visa 462

Chi phí và thu nhập visa 462

Gần đây thấy các bạn có hỏi là đi Úc qua Agent với giá vài chục nghìn đô. Mình cũng xin chia sẻ thông tin về chi phí và thu nhập cho visa này để các bạn cân nhắc nhé!

Chi phí nếu tự nộp visa

Tự nộp thì khó nhất bước canh ngày giờ để xin thư giới thiệu của cục, giống như canh mua vé máy bay hay hàng giảm giá vào giờ vàng trên mạng. Mấy phút là hết suất rồi. Còn các bước tiếp theo trên trang laodongkynghi.info đã viết rõ ràng hết. Mình cũng theo hướng dẫn trên trang đó để tự nộp thôi.

Chi phí (roughly)

– Lý lịch tư pháp: 200.000

– Khám sức khoẻ: 2.100.000

– Dịch vui chứng minh tài chính: 1.300.000 (mình làm 150 triệu cho chắc chứ họ yêu cầu 5000 thui). Nôm na là ngân hàng cho vay tiền lãi suất x%, xong mình lấy đúng số đó gửi ngân hàng đó lãi suất y%. Tất nhiên y nhỏ hơn x. Vậy mình trả ngân hàng (x-y)% thôi nên rẻ. Gửi 3 tháng. Đến ngày tự tất toán mình không phải làm gì cả.

– Phí visa cho Úc: 9.000.000

– Lấy vân tay: 500.000

– Phô tô công chứng giấy tờ: 100.000

Tổng 13.200.000 đ

Thi tiếng Anh với vé máy bay thì không có nói. Vé rẻ thôi. Không đắt.

Thu nhập tại Úc

Mình số cũng may đi đâu cũng dễ xin việc và làm cho local không, đóng thuế super đầy đủ. Rate 23.66 – 25 đô 1 giờ. Mình làm full time 11 tháng, 1 tuần 40-60 giờ + 3 tuần đi làm aupair cho biết. Thu nhập trước thuế hơn AUD 50.000, sau thuế, tiền nhà chi tiêu chắc được 22-24.000 j đó. Mình trả nợ với về VN tiêu hết chả còn xu nào. Có bạn thì được ít hơn 10.000 – 20.000, có bạn nhiều hơn nếu cày trâu. Cơ mà làm tay chân làm 40-50 giờ 1 tuần là khoẻ, còn học tiếng anh với các thứ khác, enjoy cuộc sống chứ chả biết chết lúc nào đâu.

Ngoài tiền ra thì các bạn có thể biết và tìm hiểu được con đường định cư tại Úc, ý tưởng mở busniness khi về Việt Nam. Tiếng Anh cũng lên tý xíu. Ăn uống đa dạng, hoa quả ngon.

Qua agent

Qua agent thì dành cho những bạn nào không có thời gian tìm hiểu kỹ và muốn làm hộ cho nhanh. Mình trước giờ quen 1 bạn qua agent thì agent đó cũng giúp canh me đăng ký hộc mặt ra. Chứ không có cửa sau gì cả, hình như hết 30 triệu gì đó, giờ không biết giá bao nhiêu?

Chứ mấy agent mà bảo 20.000 đô thì mình thấy cao quá. Lách luật thì khó lắm. Úc họ thấy gian lận phát hiện ra trục suất luôn chứ bộ. 

Những khó khăn mà các bạn có thể cần phải chuẩn bị tâm lý

Chi phí lúc mới sang

Có thể nhiều bạn không có nhiều tiền mang qua Úc như mình (mình mang 900 đô, chiều bay sáng mới mượn được tiền), giá cả bên Úc đắt đỏ nên chi tiêu cũng phải bấm bụng, so với Việt Nam mua gì cũng thấy đắt, mới qua mình ở hostel cho tiện vì giá rẻ 17 – 25 đô một ngày bao gồm ăn sáng. 4 đô coin để giặt đồ, 4 đô để làm khô (mấy ngày hoặc tuần giặt 1 lần). Vì để tiết kiệm hơn mấy đô 1 ngày, mình chọn ở mixed hostel, tức là nam nữ lẫn lộn, giường tầng như ở kí túc xá. Mình thấy ở khá tốt, mỗi người 1 giường không gian riêng không ai động tới ai. Cơ mà đối với 1 số bạn có thể hơi khó khăn. Có lần mình ở mixed hostel phòng bé tý chắc 12 mét vuông mà 8 giường kê chật ních, cả phòng có mình mình con gái, vừa tới 1 bạn đẹp trai người Pháp tụt quần áo mặc mỗi sịp cười tươi rói bảo tao đi tắm. Cơ mà thôi, bạn ấy body cũng đẹp. Một số hostel có phòng tắm và nhà vệ sinh ngày trong phòng nhưng một số dùng tập thể. Cả tầng 2 phòng. Mình tiết kiệm tiền thêm bằng cách ăn sáng muộn (thường ăn sáng họ mở tới 10:00). Ăn thật no (có bánh mì, ngủ cốc, sữa…) để thay ăn trưa luôn. Tối ra ngoài ăn bữa nữa hoặc đi siêu thị mua hoa quả bánh mì về ăn dần, nằm hostel lên mạng tìm việc. Ở thành phố lớn rất là cô đơn luôn, vì nhiều người họ đi cùng nhau ôm ấp, mình chẳng có ai buồn thấy mồ.

Khắc phục

Cố tìm được việc nhanh xách mông đi và thường chủ giới thiệu chỗ trọ. Nhà trọ Úc thường fully furnished. Tức là có đủ tủ lạnh, máy giặt, nồi niêu xông chảo, máy rửa bát, chăn ga gối đệm, điều hoà/ heater, lò vi sóng, tv… khi có việc và chỗ ở tốt thì khá hơn rồi. Có tiền tiêu, nhà trọ hịn cuộc đời lại nở hoa. Ahihi.

Làm việc chân tay

Thường các bạn sang Úc làm công việc văn phòng ở Việt Nam chai cả đít ra, cơ mà 1 khi làm việc chân tay thì gần như đứng cả ngày (có 30p lunch time và 10p smoko nghỉ ngơi). Đi làm farm hay làm hospitality đi lại đau hết cả chân luôn, mấy bữa đầu đi làm chân tay ê ẩm, đau khắp mình mẩy. Làm lâu thì đỡ hơn nhưng làm nhiều giờ thì vẫn mệt, làm cả năm cũng mệt thui. Ngoài ra chân tay sứt sát, cháy nắng, sưng khớp. Mình làm farm 50-70 tiếng một tuần, cũng bơ phờ luôn. Làm hospitality thường chia ca, làm ca sáng thì dậy sớm là cả cực hình, đặc biệt là trời lạnh. Mà mùa lạnh đi làm farm rau đóng băng, nhổ rau mà đau cóng tay mún khóc. Tay lúc nào cũng trong tình trạng bị cụt móng chạm tận thịt một số ngón, sứt móng, sứt da… Mộtsố farm không được phép đeo bao tay vì họ bảo là nếu quên bao tay trong hộp thành phẩm (foreign subjects), người mua sẽ ngừng mua ngay với cả đeo bao thì làm chậm hơn nên họ không có đeo. Dưới đây là hình tay cháy nắng của mình và tay bị chóc da vì dị ứng rau của bạn làm cùng. Làm hospitality thì đứt tay, bỏng.

Khắc phục

Rút kinh nghiệm và chuẩn bị tốt. Làm farm có kem bôi da tay cực kỳ kỳ diệu, bôi vào tay mềm đẹp ra bao nhiêu (tên essensial barrier cream). Ở Úc tầng ôzne bị lủng nên các bạn phải dùng kem chống nắng đông lẫn hè. 1 băm ở Úc mình dùng gần hết 1 lít kem chống nắng luôn. Mua loại chống nắng có dưỡng ẩm ấy. Cả farm ai cũng dùng. Nếu bê đồ nặng thì nên khuỵ gối xuống để tránh tác động vào lưng, mình bị thoát vị đĩa đệm trong 1 lần tập yoga bị trấn thương, mà làm farm thỉnh thoảng bê nặng vẫn khoẻ re, thời gian đầu mình đeo đai bảo vệ cho chắc, sao tháo ra. Mệt thì ngủ sớm, ăn nhiều, mình ngủ hàng ngày 8-10 tiếng để phục hồi sức khoẻ, ăn rõ đầy đủ. 1 tháng đầu làm farm tăng 5 cân.

Ngoài ra các bạn có thể bị bất đồng ngôn ngữ, bị phân biệt đối xử. Ngôn ngữ thì học dần thôi, chú tâm khắc tốt lên. Còn những cái khác bạn cứ làm tốt trách nhiệm của mình, làm hết mình, sống tốt thì mọi thứ tốt đẹp sẽ tới thui. Mình thấy Asian đi làm đâu cũng được đánh giá cao hơn tụi backpackers các nước khác vì chăm chỉ hơn, chịu làm, làm nhanh, ít than, nên không có sao. Các bạn cố lên nhé. Tìm niềm vui ở bất cứ nơi đâu.

Khánh Ngọc (SSDH)

Share.

Leave A Reply