SSDH – Du học ngành hàng không tại Mỹ là một trong những ngành vốn được xem là “kín cổng cao tường” và cũng là mơ ước của bao người muốn bước chân vào bên trong cánh cửa thâm nghiêm đó.
Du học ngành hàng không tại Mỹ
Các khóa kỹ sư hàng không được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu hiện tại về nhân lực ngành này. Các chương trình khá là mới nếu so sánh với điện tử, cơ khí hay kỹ thuật hóa chất. Sinh viên tốt nghiệp có thể tìm việc dễ dàng với mức thăng tiến cũng thuận lợi hơn khi so sánh với các khóa kỹ thuật truyền thống khác.
Hiện nay, để tuyển dụng được phi công không phải là điều dễ dàng. Nhiều hãng hàng không sẵn sàng trả hàng trăm triệu tiền lương cho phi công nhưng cũng không tuyển dụng đủ số lượng được. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về du học ngành hàng không tại Mỹ, một trong những quốc gia đào tạo hàng không tốt nhất thế giới.
1. Ngành học và chứng chỉ hàng không
Tại Mỹ cũng như các nước khác đều có sự phân biệt giữa việc học và cấp chứng chỉ. Sinh viên có thể du học ở nhiều trường khác nhau nhưng để được cấp chứng chỉ bay đều phải tham gia sát hạch của cơ quan hàng không quốc gia.
Tại Mỹ Cục hàng không liên ban Mỹ FAA là cơ quan chịu trách nhiệm về việc cấp các chứng chỉ bay, cũng như các chứng chỉ kỹ thuật trong ngành hàng không. Chứng chỉ của FAA được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Sinh viên vào cuối khóa học sẽ phải tham gia sát hạch của Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) để lấy chứng chỉ nghề.
Du học ngành hàng không tại Mỹ
Tại các trường cao đẳng và đại học chủ yếu đào tạo 2 nhóm ngành chính là phi công và kỹ sư hàng không. Đối với những bạn muốn trở thành phi công tham khảo các chứng chỉ bay của FAA tại mục 141 và 61 trong quy định của FAA. Mục 141 quy định về các khóa đào tạo để lái các máy bay có động cơ đơn (Airplane Single engine Land – ASEL). Còn mục 61 quy định về việc lái các máy bay đa động cơ.
Chi tiết quy định của FAA về các chứng chỉ phi công của mục 141 các bạn tham khảo tại đây, và mục 61 tại đây.
Các bạn nào muốn học phi công khi chọn trường thì cần chú ý đến cơ sở vật chất cũng như cơ hội thực hành bay của mình. Vì đây là những điều kiện quan trọng giúp phát triển những kỹ năng của người phi công.
2. Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập
Hầu hết các hãng đều không tuyển đủ được số lượng phi công cho mình. Các hãng buộc phải mời các phi công người nước ngoài về làm việc với mức lương rất cao. Có nhiều hãng chấp nhận trả 200 triệu tiền lương mỗi tháng cho phi công nhưng cũng không tuyển được. Có thể thấy được nhu cầu tuyển dụng phi công ở Việt Nam là rất cao.
Công việc |
Chi tiết |
Thu nhập bình quân (năm) |
Flight Instructors |
Là người phụ lái hỗ trợ phi công trong các chuyến bay |
$15,000 – 45,000 |
Entry – Level Pilots |
Những người phi công mới bắt đầu bay, giờ bay ít, lái các máy bay nhỏ. |
$28,000 |
Air Carrier Pilots |
Phi công có nhiều giờ bay, lái các máy bay lớn chuyên trở hành khách hàng hóa như A390, Boeing 747 |
$45,000 – 250,000 |
Thống kê thu nhập của Phi công do Lane thực hiện 2012
Các sinh viên mới ra trường sẽ bắt đầu bay với các loại máy bay cá nhân loại nhỏ hoặc làm phụ lái. Mức thu nhập trung bình sẽ vào khoảng $20,000 một năm. Sau một thời gian tích lũy giờ bay sinh viên có thể lấy thêm các chứng chỉ để lái các máy bay lớn. Với mức thu nhập hàng năm lên tới $250,000. Nhìn chung thu nhập của phi công thuộc hàng cao nhất trong các ngành nghề.
Khu vực |
Thu nhập trung bình/giờ |
Thu nhập trung bình/năm |
Lane |
$25.73 |
$53,512 |
Oregon |
$26.60 |
$55,316 |
Thống kê thu nhập của kỹ thuật viên hàng không do Lane thực hiện
Kỹ thuật viên ngành hàng không có thu nhập không hề thấp so với mặt bằng trung của Mỹ. So với phi công còn cao hơn ở giai đoặn đầu khi mới bắt đầu công việc. Không yêu cầu quá khắt khe đầu vào, không phải trải qua các kỳ sát hạt gắt gao, chương trình học ngắn và mức phí vừa phải luôn là những điểm hấp dẫn của nghành kỹ thuật hàng không.
3. Cơ hội cho sinh viên quốc tế
Aeronautical University
Hiện nay ngành hàng không đang được quốc tế hóa, các trường cao đẳng và đại học mở cửa cho sinh viên du học quốc tế theo học ngành này. Một số trường cao đẳng – đại học Mỹ có đào tạo ngành hàng không như Lane Community College, Orange Coast College,…
Khi lựa chọn trường cũng như lộ trình học tập, cần chú ý đến cơ sở vật chất cũng như điều kiện thực hành bay của khóa học. Đây chính là những điều kiện tốt để phát triển các kỹ năng của phi công sau này.
Giới thiệu đến quý vị một số loại máy bay và thiết bị dùng để huấn luyện như:
- Cessna 152: 2 chỗ ngồi, động cơ đơn.
- Piper Warrior: 4 chỗ, động cơ đơn.
- Piper mũi tên – 4 chỗ, động cơ đơn phức hợp.
- Piper Seminole – 4 chỗ, đa động cơ.
- Van’s RV12 S-LSA – 2 chỗ.
- RedBird FMX thiết bị mô phỏng máy bay dòng Piper,Cessna một động cơ và Beechcraft đa động cơ.
- Frasca 142 thiết bị mô phỏng nhiều loại máy bay duy nhất và đa động cơ.
Đông Đức (SSDH) – Theo Lane