Chi phí học tập tại trường đại học ở Mỹ

0

Sẵn sàng du học – Tổng ngân sách sinh viên học ở trường Đại học Michigan khoảng 59.784 USD (1,4 tỷ đồng) một năm.

Với kinh nghiệm lâu năm tư vấn về du học Mỹ, American Study chia sẻ thông tin về các chi phí khi du học Mỹ gồm học phí, chi phí ăn ở, sinh hoạt và các lựa chọn hỗ trợ tài chính. Lưu ý, giá cả và tỷ giá hối đoái có thể thay đổi theo thời điểm.

Chi phí du học úc cần bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

Chi phí du học úc cần bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

Học phí

Mỹ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho bậc giáo dục đại học và cũng là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Học phí dao động từ 5.000 – 50.000 USD (tương đương 120 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng) một năm. Năm 2018, học phí trung bình ở Mỹ khoảng 33.315 USD (gần 800 triệu đồng). Hầu hết chương trình đại học kéo dài trong 4 năm nên trung bình sinh viên tốt nghiệp sẽ tốn 132.860 USD (khoảng 3,2 tỷ đồng).

Trong khi nhiều quốc gia có sự phân biệt giá cho sinh viên trong nước, sinh viên thuộc liên minh châu Âu và sinh viên quốc tế, thì các trường đại học Mỹ phân biệt theo sinh viên trong bang và ngoài bang. Một trường đại học công lập 4 năm điển hình thu phí sinh viên trong bang với số tiền 9.650 USD một năm (khoảng 230 triệu đồng) vào năm 2018 – 2019, trong khi sinh viên ngoài bang tính phí 24.930 USD (gần 600 triệu đồng). Ngoài ra, những trường đại học tư nhân phi lợi nhuận cũng thu phí sinh viên trung bình 33.480 USD (gần 800 triệu đồng) một năm.

Ví dụ, trường Đại học Michigan (một trong những trường công lập xếp hạng cao trên thế giới) thu phí sinh viên ngoài bang 45.410 USD (khoảng 1,1 tỷ đồng), trong đó chi phí ăn ở khoảng 10.872 USD (khoảng 260 triệu đồng), chi phí cho sách và đồ dụng học tập là 1.048 USD (25 triệu đồng) và chi phí sinh hoạt cá nhân khác là 2.454 USD (khoảng 59 triệu đồng). Tổng ngân sách cho sinh viên học ở ngôi trường này khoảng 59.784 USD (1,4 tỷ đồng) một năm.

Chỗ ở

Các làng đại học ở khu vực Trung Tây Mỹ có chi phí sống thấp hơn, trong khi chi phí này ở phía Đông và Đông Bắc khá đắt đỏ. Chi phí trung bình cho một căn hộ bắt đầu ở 500 USD (12 triệu đồng) một tháng – loại căn hộ một phòng ngủ ở khu vực nông thôn và có thể lên đến 3.500 USD (84 triệu đồng) một tháng (loại căn hộ một phòng ngủ ở Boston).

Chỗ ở trong khuôn viên trường đại học thường ở ký túc xá, với hai hoặc ba người một phòng. Các sinh viên dùng chung phòng tắm, nhà vệ sinh và vòi hoa sen.

Năm 2018, các phòng ký túc xá có giá trung bình 10.440 USD (250 triệu đồng) mỗi năm tại các trường đại học công lập bốn năm hoặc 11.890 USD (290 triệu đồng) mỗi năm tại các trường đại học tư, bao gồm tất cả tiện ích và chi phí liên quan đến nhà ở. Có các tính năng chuyên dụng để tính toán các ước lượng về chi phí chỗ ở và học phí trên mỗi trang web của trường đại học.

Chi phí khác

Chi phí Internet là 45-50 USD (1,2 triệu đồng) một tháng, ngoài ra, chi phí tiện ích trong nhà và điện thoại khoảng 50 USD (1,2 triệu đồng). Thẻ giao thông công cộng hàng tháng có giá khoảng 50-60USD (1,2 triệu đồng). Tuy nhiên, một số khu vực có cung cấp giá chiết khấu cho sinh viên. Chi phí trung bình của sách và đồ dùng học tập trung bình là 1.170 USD (28 triệu đồng), hoặc 390 USD (9 triệu đồng) mỗi học kỳ.

Ngoài ra, có một loại chi phí bắt buộc khác cần cân nhắc là chi phí thị thực du học tại Mỹ 160 USD (4 triệu đồng). Các thủ tục nhập học có thể mất khá nhiều thời gian, do đó, thời điểm lý tưởng để bắt đầu tiến hành các thủ tục là khoảng ba đến năm tháng trước khi học kỳ bắt đầu.

Lối sống

Các tiện ích trong nhà có thể bao gồm hoặc không bao gồm trong giá thuê nhà nhưng tiền điện khoảng 50 – 100 USD (1,2-2,4 triệu đồng) mỗi tháng, chi phí sưởi là 50 – 100 USD mỗi tháng. Chi phí nước, hệ thống nước thải và thu gom rác được trả bởi chủ nhà, nhưng nếu trách nhiệm đó thuộc về người thuê, số tiền này sẽ lên tới 50-75 USD mỗi quý.

Chi phí mua sắm ở tạp hóa hàng tuần từ 20 đến 60 USD mỗi người (khoảng 500 nghìn đến 1 triệu đồng), tùy thuộc vào chế độ ăn uống – giá trái cây và rau củ tươi có sự biến đổi đáng kể trên toàn quốc. Một số bữa ăn đã bao gồm với giá của chỗ ở đại học (còn gọi là giá ăn ở – bao gồm một số bữa ăn hoặc thẻ kế hoạch bữa ăn).

Một bữa ăn trong nhà hàng có giá khoảng 13 USD (300.000 đồng) và một lần xem phim khoảng 11 USD (250.000 đồng). Năm 2018, một chiếc hamburger Big Mac của McDonald có giá 5,30 USD (120.000 đồng).

Chi phí cho thành viên phòng gym trung bình mỗi tháng là 36.37 USD (900.000 đồng). Một chai rượu vang có giá khoảng 10 USD (240.000 đồng) và một cốc bia có giá 4-5 USD (120.000 đồng) nhưng có thể cao tới 8 USD (190.000 đồng) tại một số thành phố như New York. Chi phí cho một đêm đi chơi phụ thuộc vào địa điểm và hoạt động, nhưng số liệu năm 2017 cho thấy chi phí vui chơi ở Mỹ trung bình 81 đô la (1,9 triệu đồng) mỗi đêm (bao gồm 26 USD cho đồ uống, 11 USD cho vận chuyển, 34 USD cho một vé biểu diễn và 10 USD cho bữa ăn nhẹ đêm khuya).

Các loại hỗ trợ tài chính

Năm 2017-2018, 85% sinh viên đại học toàn thời gian tại các trường đại học công lập 4 năm và 89% sinh viên tại các trường đại học phi lợi nhuận tư nhân đã được hưởng lợi từ một số loại hình hỗ trợ tài chính. Các trường đại học danh giá ở Mỹ, với mức giá hiển thị trên website cao nhất, thường xuyên mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội tài trợ. Ví dụ, khoảng 91% sinh viên tại Học viện Công nghệ Massachusetts nhận được hỗ trợ tài chính.

Hỗ trợ tài chính có nhiều dạng: học bổng, trợ cấp, trợ lý và chương trình học tập – làm việc. Một số trong số này có thể chỉ dành cho công dân Mỹ nhưng cũng có nhiều cơ hội hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế. Ví dụ, Đại học Pennsylvania dành ra 6 triệu USD mỗi năm để tài trợ cho sinh viên tốt nghiệp từ bên ngoài Mỹ và ở các nước lân cận như Canada và Mexico. Ngoài ra, nhiều trường đại học còn đảm bảo cung cấp các công việc được trả lương trong khuôn viên trường cho sinh viên trong khi họ học.

Thông tin tài trợ luôn có sẵn trên trang web của mỗi trường đại học và hỗ trợ tài chính nên được áp dụng cùng lúc với một trường đại học.

Một số trường đại học xếp hạng cao ở Mỹ áp dụng chính sách xét tuyển không dựa trên tiêu chí tài chính, nghĩa là đối với một số sinh viên tiềm năng, trường đại học sẽ bỏ qua khả năng tài chính của họ trong quá trình nhập học, thêm vào đó, trường hứa sẽ hỗ trợ tài chính cho các sinh viên ứng tuyển thành công đều có thể theo học. Năm 2018, các trường áp dụng chính sách này là Viện công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard, Đại học Princeton , Đại học Yale và Đại học Amherst .

Ngoài ra còn có một vài chương trình học bổng nổi tiếng do chính phủ Mỹ tài trợ cho sinh viên quốc tế, ví dụ, chương trình sinh viên nước ngoài Fulbright và chương trình học bổng Hubert Humphrey.

ID sinh viên là tất cả những gì được yêu cầu để giảm giá 10-50% cho quần áo, vé xem phim, vào bảo tàng, đi xe khách Greyhound và ở lại Airbnb.

Trên đây là những số liệu tham khảo về chi phí du học tại Mỹ bậc đại học. Những số liệu trên là dựa trên mức chi phí trung bình tại Mỹ, chi phí có thể thay đổi tùy theo trường và khu vực thành phố khác nhau. Thoạt nhìn những con số lên đến cả tỷ đồng mỗi năm sẽ khiến nhiều người lo lắng về khả năng tài chính của gia đình nhưng thực tế, Mỹ là quốc gia có học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế hào phóng nhất. Với những trường đại học top đầu về hỗ trợ tài chính (bao gồm cả những trường đại học danh tiếng nhất thế giới) đưa ra mức hỗ trợ trung bình lên tới 40.000-50.000 USD/sinh viên mỗi năng (khoảng 1,2 tỷ đồng).

Thái Hải (SSDH) – Theo VnExpress

Share.

Leave A Reply