Sẵn sàng du học – Từ 31/3 tay nghề làm tóc sẽ bị loại ra khỏi danh sách nhập cư tay nghề Skills Migration List. Những người đang trong diện visa của ngành này sẽ phải về nước khi hết hạn visa. Những người đứng đầu ngành làm tóc lo sợ những sự thay đổi sẽ tạo ra những khó khăn về nhân lực cho ngành.
Hội đồng ngành Làm tóc và làm đẹp (The Australian Hairdressing Council) nói rằng hàng trăm việc làm sẽ bị mất và những doanh nghiệp nhỏ thuộc ngành này sẽ phải vật lộn để thích ứng khi mà chính phủ Liên bang cắt tay nghề làm tóc làm đẹp nói chung ra khỏi danh sách nhập cư tay nghề Skills Migration List.
Hội đồng nói rằng riêng tại khu vực Sydney Melbourne và Brisbane có khoản 450 (chính xác là 448) người nhập cư ngắn hạn theo diện tay nghề của ngành này sẽ buộc phải về nước một khi visa hiện hành của họ hết hạn.
Giám đốc điều hành của Hội Đồng là Sandy Chong lo ngại rằng chính phủ đã quyết định và sẽ không thay đổi gì được nữa.
"Mối lo ngại của chúng tôi là chính phủ đã quyết định rồi. Thậm chí cho dù họ có thảo luận với những người trong ngành thì tôi sợ rằng họ không lắng nghe. Họ không hiểu được sự khác biệt giữa những người thợ kỹ năng có tay nghề với những người thợ cắt tóc bình thường. Họ gộp chung lại là thợ cắt tóc và họ nghĩ là Úc đủ thợ cắt tóc rồi."
Bà Chong nói rằng ngành làm đẹp đang vật lộn để kiếm thợ có tay nghề cao trong khi nhân lực nội điạ chỉ có 28% là theo học ra nghề.
Bà cũng nói rằng tình hình kinh tế hiện tại đặt thêm khó khăn cho các chủ doanh nghiệp nhỏ.
"Tôi nghĩ rằng nền kinh tế đang chịu áp lực. Chúng ta vừa qua khỏi lụt lội, cháy rừng và bây giờ thì đối mặt với coronavirus, vì vậy nhìn vào thực trạng kinh tế hiện nay thì cả hệ thống, cả bộ máy đang bị ảnh hưởng, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ."
Renee Baltov là chủ của hai tiệm làm tóc ở Sydney có tên là The Barberhood.
Cô nói rằng cô đang dự định mở rộng kinh doanh thế nhưng nay thì cô sợ không biết kiếm nguồn thợ từ đâu.
"Nếu quyết định loại bỏ tay nghề làm tóc và cắt tóc ra khỏi danh sách nhập cư tay nghề ngắn hạn được thực hiện thì có đến 50% nhân lực trong ngànhsẽ bị mất đi. Những di dân nhập cư tay nghề đóng một vai trò quan trọng trong ngành chúng tôi cũng như với hàng trăm doanh nghiệp nhỏ khác ở Úc, trong đó ngành làm tóc bị ảnh hưởng rõ rệt nhất. Một vấn đề nữa mà tôi muốn nói đó là tôi sẽ mất những chuyên gia, những người đem kỹ năng vào và truyền dạy lại cho những người thợ tại chổ khi họ làm việc cùng nhau."
Chính phủ Liên bang nói rằng những doanh nghiệp có cở sở tại Sydney, Melbourne và Brisbane chỉ có thể nộp đơn bảo trợ cho những lao động nhập cư và thuê mướn họ qua một hợp đồng lao động a labour agreement.
Tuy nhiên cô Baltov nói rằng cô không nghĩ điều đó là khả thi với những doanh nghiệp nhỏ bởi lẽ có rất nhiều người không đủ khả năng để vời tới các chuyên gia luật pháp để ký hợp đồng lao động rồi quản lý hợp đồng khi mà chi phí cho quá trình luật đó là không nhỏ.
"Đó là một giải pháp nhưng giải pháp đó không giúp gì được cho các doanh nghiệp nhỏ. Thật sự mà nói nếu như đó là giải pháp duy nhất thì tôi nghĩ không mấy người có đủ khả năng để làm hay có thời gian để làm nó. Và sắp tới quý vị sẽ thấy sẽ có vô số những tiệm làm tóc phải đóng cửa dẹp tiệm."
Raph Theodoulou là một di dân người Anh làm việc cho tiệm cắt tóc The Barberhood của cô Renee Baltov .
Anh đã ổn định cuộc sông của mình tại Úc với vị hôn thê của anh thế nhưng nay thì anh đang chuẩn bị để phải trở về nước theo quy định mới này.
"Việc này ảnh hưởng tôi nhiều lắm. Tôi rất yêu thích nghề nghiệp và công việc của mình, tôi thích dạy những người thợ mới cách cắt những cái đầu đẹp hợp thời trang. Trong tuần này tôi có một thợ học việc mới và tôi chỉ cho cậu ấy những kỹ thuật cắt neuro-fade và đó thật sự là một phát hiện đối với cậu. Tôi yêu thích nhìn thấy sự tiến bộ trong những người thợ trẻ mới mẻ với nghề và rõ ràng những kỹ năng mà tôi đem đến từ Anh giúp ích cho công việc của tôi cũng như của tiệm nơi tôi làm."
Melissa Monteiro, là Giám đốc điều hành của Trung Tâm Nhân Lực Di Dân the Migrant Resource Centre, nói rằng cô hy vọng chính phủ sẽ xem xét lại việc cắt bỏ tay nghề làm tóc ra khỏi danh sách Skills Migration List.
"Chúng ta đã chứng kiến thấy rõ sự đóng góp to lớn từ những người di dân tay nghề vào nên kinh tế của nước ta. Chúng ta biết rằng họ đã góp phần vào. Khi họ đến Úc điều đầu tiên là họ muốn trả lại cho nước Úc những gì mà họ nhận, họ muốn đền đáp ."
Cá Domino (SSDH) – Theo SBS Vietnamese