Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn visa?

0

SSDH – Mùa xin visa sinh viên du học đang đến gần, và du học sinh rất dễ bị căng thẳng trong quá trình phỏng vấn visa. Một số ứng viên thậm chí còn thấy hoảng sợ. Lo lắng chủ yếu xoay quanh việc có đủ suất phỏng vấn và gặp mặt hay không. Nhưng một số lãnh sự quán quốc tế đã khẳng định rằng năm nay sẽ có rất nhiều suất dành cho du học sinh.

 

Du học sinh nộp hồ sơ xin visa đến những nước như Canada và Úc sẽ không cần phải phỏng vấn hay hẹn gặp gì, thay vào đó họ chỉ cần nộp tất cả các giấy tờ thông qua phòng làm visa.

 

Đối với visa sinh viên UK, người nộp hồ sơ chỉ cần có mặt để cung cấp thông tin nhân dạng, nhưng không cần phải phỏng vấn.

 

Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn visa?

 

Quan niệm sai lầm phổ biến nhất của du học sinh ngày nay là cho rằng  lấy visa sinh viên là điều không thể đối với một số ngành học hay trường đại học nhất định. Tuy nhiên, điều này không đúng vì một số lãnh sự quán không hề quan tâm đến ngành học hay trường đại học mà bạn chọn; thay vào đó, họ muốn biết nhiều hơn về lý do bạn chọn chương trình hay trường đại học đó. Vì vậy, ứng viên cần phải nói súc tích, rõ ràng và trung thực về những lý do họ chọn trường và họ phải giải thích kế hoạch tài chính một cách ngắn gọn. Tự tin là điều quan trọng nhất mà ai cũng cần phải có trong cuộc phỏng vấn xin visa. Một người chuẩn bị tốt và tự tin sẽ có thể trả lời câu hỏi bình tĩnh hơn và lấy được visa sinh viên.

 

Chuẩn bị phỏng vấn visa

 

Phỏng vấn visa du học sinh về cơ bản là một cơ hội để sinh viên thể hiện những kế hoạch hay ý tưởng của mình với nhân viên đại sứ quán, khi nào họ sẽ ở nước ngoài và kế hoạch tương lai của họ sau khi hoàn thành khóa học. Ứng viên phải chuẩn bị những điều sau:

 

Những kiến thức về quy trình phỏng vấn

 

Ứng viên có thể dễ dàng lấy được thông tin chính xác và miễn phí từ trang web của lãnh sự quán về phỏng vấn visa. Trang web sẽ cung cấp cho bạn chi tiết về những yêu cầu của nhân viên lãnh sự và điều mà họ muốn bạn biết và trả lời. Hồ sơ visa sinh viên thường được nộp trước khi nhập học 120 ngày.

 

Chuẩn bị kỹ lưỡng

 

Để đảm bảo hồ sơ xin visa sinh viên của bạn được chấp thuận, bạn phải mang theo các giấy tờ sau khi đi phỏng vấn – chứng nhận hộ khẩu, bản sao kê ngân hàng, chứng nhận tiền học bổng, giấy chấp nhận từ trường đại học, điểm bài kiểm tra, các loại giấy tờ học thuật, đơn xin visa và các loại giấy tờ khác nhằm giúp bạn chứng minh được mối liên hệ của bạn với đất nước của mình và ý định quay về nước sau khi học tập. Các ứng viên phải hiểu rõ tất cả các thông tin về hồ sơ xin visa, đặc biệt là phần tài chính.

 

Trả lời các câu hỏi một cách tự tin

 

Các ứng viên nên trả lời mọi câu hỏi mà nhân viên lãnh sự hỏi, nhưng cũng nên tránh trả lời bằng những bài đã được chuẩn bị sẵn. Hiểu rõ và phát triển kế hoạch sự nghiệp cá nhân thật cẩn thận và cố gắng giải thích tại sao bạn muốn học tại một trường đại học nước ngoài, kế hoạch tương lai sau khi hoàn thành khóa học này là gì và bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp xong và quay về nước. Nên nhớ là tính hợp lý, thành thật và độ tin cậy của những câu trả lời và kế hoạch của bạn sẽ là thứ thuyết phục nhất để có thể vượt qua vòng phỏng vấn visa.

 

Hãy nói sự thật

 

Hãy nhớ là bạn cần phải thuyết phục nhân viên lãnh sự visa của bạn. Nếu người đó nghĩ bạn đang nói dối thì hồ sơ xin visa của bạn sẽ bị từ chối. Nếu bạn nghĩ bạn không thể trả lời câu hỏi nào thì đơn giản hãy nói sự thật, thay vì bịa ra câu trả lời. Đó không phải là bài kiểm tra nên không cần phải trả lời hết các câu hỏi, đó chỉ đơn giản là một buổi phỏng vấn. Vì thế, những câu trả lời giả dối và không thành thật có thể sẽ khiến hồ sơ của bạn bị loại.

 

Một vài câu hỏi mẫu cho buổi phỏng vấn visa

 

  • Bạn biết về trường Đại học này như thế nào?
  • Bạn đã nộp hồ sơ vào bao nhiêu trường đại học?
  • Tại sao bạn chọn trường này, sao không phải là một trường nước ngoài lớn khác?
  • Bạn đã tốt nghiệp trường nào?
  • Cho tôi biết tại sao bạn muốn đến nước này để tiếp tục việc học tập?
  • Bạn có đang làm việc không? Ở đâu và thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?
  • Kết quả học tập của bạn và tại sao bạn muốn theo đuổi bằng cấp này?
  • Cho tôi biết chương trình học bạn đã chọn theo đuổi?
  • Chương trình này được sắp xếp như thế nào về mặt tài chính và học thuật?
  • Bạn có muốn làm việc part-time trong quá trình học không?
  • Cho tôi biết nguồn tài chính chi trả cho phí học của bạn?
  • Tại sao bạn không học ở các trường đại học trong nước?
  • Bạn đã sắp xếp như thế nào khi bạn vắng nhà về vấn đề gia đình, nếu bạn đã lập gia đình thì là đối với vợ bạn?
  • Kế hoạch tương lại của bạn là gì và bạn sẽ làm gì sau khi trở về nước?
  • Bạn đã thi ESL, GMAT hay GRE chưa? Nếu không thì tại sao?

 

 

 

Nguồn: Scholarship-positions

Share.

Leave A Reply