Sốc văn hóa – Làm thế nào để đối phó khi đi du học?

0

SSDH – Bạn sẽ bận rộn với những điều mới mẻ xung quanh mình ngay giây phút bạn đặt chân tới một đất nước mới để học tập. Bạn mỉm cười với những người bán trái cây dạo ở mỗi góc phố. Bạn bị hấp dẫn bởi sự cởi mở bất ngờ từ những người xung quanh. Hoặc có lẽ bạn đang nhận thấy sự phân biệt dè dặt, kín đáo về giới tính, lứa tuổi, hay bối rối tại sao bà chủ nhà lại né tránh những câu hỏi của bạn. Dũng cảm lên nào các du học sinh, điều này, chính là sốc văn hóa đấy!

 

Hầu hết những người đi du lịch dài thay vì chỉ đi nghỉ ngắn ngày (và, tất nhiên, cả các sinh viên ngành nhân học chúng ta nữa!) đều đã nghe nói đến thuật ngữ này. Cho dù bạn đam mê du lịch từ lâu, hay bạn vừa mới tới nước ngoài lần đầu tiên, bạn sẽ cần phải hiểu về sốc văn hóa và biết cách đối phó với nó trên chặng đường du học của mình.

 

 Sốc văn hóa – Làm thế nào để đối phó khi đi du học?

 

Sốc văn hóa là gì?

 

Khi bạn đi du học, thói quen hằng ngày của bạn, văn hóa, thái độ của những người xung quanh không còn giống như trước. Quá trình nhận thức, hiểu biết và thích nghi với những thay đổi này được gọi là sốc văn hóa.

 

Trong môi trường bình thường, nhiều hành vi của chúng ta, như cử chỉ, giọng nói, chúng ta xếp hàng chờ ra sao (hay không thèm xếp hàng!), và tương tác, dựa trên những tín hiệu văn hóa hiểu biết chung. Tuy nhiên, chúng ta không chủ động chú ý tới chúng – chúng là những quy tắc ngầm.

 

Ở một đất nước mới, chúng ta trở nên ý thức hơn về những tinh hoa văn hóa vì chúng khác biệt với những quy tắc ngầm của chúng ta.

 

Bạn có thể không hoàn toàn bị sốc theo nghĩa đen, nhưng việc cảm thấy mất phương hướng và vận hành cách sống, thái độ và những chuẩn mực văn hóa theo cách mới chính là định nghĩa của cú sốc văn hóa. Sốc văn hóa có 4 giai đoạn:

  1. Giai đoạn phấn khích lúc đầu/ Giai đoạn trăng mật – Sau khi đặt chân tới một nơi mới, bạn sẽ bắt kịp với tất cả những điều tuyệt vời mà ngôi nhà mới bạn lựa chọn đã cung cấp. Trong giai đoạn này, bạn dễ nhận ra những nét văn hóa tương đồng và bị quyến rũ bởi những điều khác biệt.
  2. Hiểu biết từ từ/ Giai đoạn thay đổi – Cuối cùng thì bạn cũng có thể nghỉ ngơi. Bạn đi đến thỏa thuận với ngôi nhà mới và cân bằng được cảm xúc của mình. Thay vì tỏ ra tức giận, bạn hiểu về những điều khác biệt. Bạn sẽ bắt đầu có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn tới nước chủ nhà, và nỗ lực hơn để thích nghi.
  3. Thích nghi hay Dung hòa văn hóa/ Giai đoạn làm chủ – Hoàn toàn thoải mái trong ngôi nhà mới của mình là giai đoạn cuối cùng của sốc văn hóa. Quy trình của mọi thứ trở nên có ý nghĩa, bạn có thể nói chuyện với người lạ một cách dễ dàng và hiểu những sắc thái văn hóa. Thói quen của bạn tự nhiên hơn. Chắc chắn rằng bạn vẫn nhớ bạn bè và gia đình của mình, nhưng những người bạn mới và những hoạt động mới cũng đã trở thành một phần cuộc sống hàng ngày của bạn.

Sốc văn hóa và Chán nản

 

Trong một vài trường hợp, sốc văn hóa có thể tương đồng hoặc gây ra trầm cảm khi đi du học. Nếu bạn lo sợ mình đang trên bờ vực hoặc thậm chí đã rơi vào trạng thái này, đừng cố vượt qua nó một mình. Nói chuyện với những người hướng dẫn du học hay các điều phối viên tình nguyện. Đừng tự cô lập chính bản thân mình
 

Tips đối phó với cú sốc văn hóa

 

Được rồi, vậy là bạn đã hiểu sốc văn hóa là gì và làm thế nào để nhận ra nó. Giờ thì đến với chiến lược thực tế và tips để xử lý sốc văn hóa.

 

1. Tìm hiểu càng nhiều về nước bản xứ càng tốt

 

Đọc qua các diễn đàn du lịch, sách hướng dẫn, báo cáo tin tức, hay tiểu thuyết. Nói chuyện với những người đã từng ở đó – hoặc tốt hơn hết- những người đến từ nước đó.

 

Nhận biết càng nhiều càng tốt về những gì được coi là lịch sự hay thô lỗ (ví dụ, bạn có biết rất bất lịch sự  khi bước qua túi của ai đó ở Madagascar?) và chuẩn bị đối mặt với những khác biệt trước khi lên đường.

 

2. Xin lời khuyên từ những điều phối viên nước ngoài

 

Cụ thể, hỏi họ về những điều mà các sinh viên khác phải mất một thời gian khó nhằn để vượt qua và những điều họ làm để giải quyết. Mỗi quốc gia có sắc thái riêng của mình, vì vậy bạn sẽ phải đối mặt với tình huống ở Pháp khác khi bạn ở Thái Lan. Hãy hỏi những người biết rõ nhất!

 

3. Đặt mục tiêu học tập cho chuyến du học

 

Điều này có thể là đương nhiên nhưng hãy đảm bảo chắc chắn các mục đích cho chuyến du học của mình, và chắc chắn rằng chúng bao gồm việc tìm hiểu văn hóa nước bản xứ. Bạn có thích các món ăn không? Hãy tạo ra mục tiêu làm thế nào để nấu được một món ăn địa phương.

 

4. Viết về những gì mình yêu thích trong lần đầu tiên đến và xem lại sau

 

Trong giai đoạn trăng mật, ghi lại tất cả những điều bạn yêu thích về đất nước mới (có thể trong nhật ký du học của bạn?). Sau đó, khi bạn đang cảm thấy thất vọng hoặc phát cáu, dùng danh sách này để nhắc nhở mình về tất cả những điều tốt đẹp về đất nước, thay vì để những điều đó làm phiền bạn.

 

5. Tìm kiếm một điều lành mạnh làm phân tâm

 

Đặc biệt là trong giai đoạn hai, khi bạn có thể có những cảm giác tiêu cực đối với nền văn hóa bản xứ, hãy tìm một điều lành mạnh giúp mình phân tâm. Hãy dành một chút thời gian cho chính mình, xem một tập phim chương trình truyền hình yêu thích, nấu một bữa ăn ở nhà , hay có một bữa tiệc nhảy solo trong chính ngôi nhà của mình.

 

Không sao cả nếu bạn cảm thấy choáng ngợp và cần tách biệt khỏi đất nước bản xứ – chỉ cần bảo đảm rằng thú vui làm bạn phân tâm lành mạnh và bạn không dành toàn bộ thời gian nhốt mình trong nhà!

 

6. Nói chuyện với các sinh viên khác về những điều bạn cảm nhận

 

Bạn sẽ dễ làm quen với những sinh viên du học cùng bạn. Nói chuyện với họ về cách họ cảm nhận về văn hóa bản xứ. Hỏi cảm nhận của họ, cách thức mà họ đã sử dụng để đối phó với sự khác biệt văn hóa.

 

Ngoài ra, hãy học hỏi từ họ. Họ có thể đã nhận ra một điều gì đó bạn vẫn còn bối rối – như lý do tại sao mọi người cứ nói một cụm từ hoặc cách lịch sự để nói “không” khi bà chủ nhà yêu cầu bạn ăn hết mọi thứ trên đĩa.

 

7. Thúc đẩy bản thân kết bạn với dân địa phương

 

Tất nhiên là bạn sẽ học được nhiều hơn khi kết bạn với những người dân địa phương. Họ là các chuyên gia trong nền văn hóa của họ và có thể giải thích tất cả những câu hỏi lặt vặt điên rồ của bạn. Và nếu họ thực sự là một người bạn tốt, họ sẽ kéo bạn sang một bên và báo cho bạn biết nếu bạn đang vô tình làm một cái gì đó gây khó chịu hay kì dị. *Phù!*

 

8. Thử nhìn mọi điều qua đôi mắt văn hóa bản xứ

 

Hãy đội mũ nhân chủng học của mình lên, các anh bạn nhỏ. Sau cùng, lớp nhân chủng học là nơi đầu tiên bạn nghe đến khái niệm sốc văn hóa, phải vậy không?

 

Trong suốt mọi giai đoạn của cú sốc văn hóa, cố gắng để cất thế giới quan của riêng bạn vào trong túi và cố gắng để hiểu thế giới theo cách của nước bản xứ.

 

Có lẽ bạn không đồng tình với một số triết lý, và có thể không có ý nghĩa trong bối cảnh văn hóa của riêng bạn, và chúng cũng không phải tỏ ra có ý nghĩa. Chỉ cần cố gắng để hiểu được nơi chúng đến. Đặt câu hỏi, không phán xét, hãy là một nhà nhân chủng học!

 

9. Hãy tham gia vào cộng đồng địa phương

 

Một phần những cảm xúc của bạn về cú sốc văn hóa có thể là do bạn cảm thấy mình là người ngoài cuộc quá nhiều, do đó, tham gia vào cộng đồng địa phương càng nhiều càng tốt. Nếu ở nhà bạn đến nhà thờ, hãy đi đến nhà thờ ở đó. Nếu ở nhà bạn đi tình nguyện, hãy tìm một dự án tình nguyện ở thành phố của bạn. Tham gia một đội thể thao, đi đến lễ hội lớn, làm cho nơi ở mới này thực sự là một ngôi nhà!

 

10. Cố gắng tìm hiểu ngôn ngữ địa phương

 

Kể cả nếu chương trình của bạn là tiếng Anh, hãy nỗ lực để tìm hiểu một vài cụm từ cơ bản (hoặc nhiều hơn) trong các ngôn ngữ địa phương. Nó không chỉ là một cách để hiểu hơn về văn hóa (ngôn ngữ và văn hóa có sự kết nối), mà còn để kết bạn, hòa nhập hơn và này- đơn giản là cho vui!

 

Như vậy, chính xác thì nó sẽ ảnh hưởng đến tôi như thế nào?

 

Sốc văn hóa có ảnh hưởng khác nhau đối với mọi người, và nó có thể biểu lộ theo nhiều cách khác nhau. Điều này phụ thuộc phần lớn vào:

  • Các quốc gia bạn đã đi du lịch trước đó…nếu có. Bạn có trải nghiệm các nền văn hóa mới từ trước không?
  • Đất nước mà bạn đang ghé thăm. Nó khác nền văn hóa của bạn như thế nào?
  • Mục đích và lộ trình chuyến đi của bạn. Bạn có người nào giúp đỡ để hiểu về nền văn hóa mới không? Bạn có sẵn sàng học hỏi và thích nghi không?
  • Khả năng thích nghi với môi trường mới của bạn đến đâu. Bạn thường phản ứng như thế nào khi bước ra khỏi vùng an toàn của mình?

Ví dụ như khi tôi lần đầu tiên đến Tanzania, tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn nhất để thay đổi khi mua sắm tại các khu chợ hỗn loạn và mặc cả hàng hóa. Tôi quen với việc lướt xem đồ một mình khi mua sắm ở nhà, nhưng hầu hết các chủ hàng ở đây lo sợ khi buôn bán. Họ theo chân những người mua và tiếp tục chào mời các lựa chọn sản phẩm. Sau đó, thay vì trả giá cố định, người bán và người mua bắt đầu quá trình thương lượng dài để đi tới giá thỏa thuận. Tôi thiếu kiên nhẫn với cái quá trình này và cuối cùng thường phát cáu.

 

Trái lại, về sau khi tôi tới thăm các đất nước khác, như Ấn Độ, với các khu chợ và văn hóa mặc cả tương tự, tôi cảm thấy tự tin hơn và có thể tìm ra cách mua sắm ở những khu chợ này. Tôi vẫn không thích cách mua sắm này, nhưng những kinh nghiệm trong quá khứ đã giúp tôi thích ứng với những nền văn hóa mới khi tôi muốn du lịch tới những nơi tương tự trước đấy.

 

Đừng từ bỏ du học vì sốc văn hóa

 

Đi du học không phải là ra ngoài chơi vào tất cả các ngày cuối tuần và tiệc tùng đêm muộn. Đó là cả một thử thách, bắt đầu một nền văn hóa mới, và cảm xúc thì lên xuống quay cuồng thất thường mọi lúc. Tuy nhiên, đó là điều đáng để trải nghiệm. Chúng tôi bảo đảm với bạn, một khi bạn đã về nhà, bạn sẽ quên đi mọi điều phiền toái và trân trọng những kỷ niệm và những người bạn mà mình có được.

 

Nguồn: Gooverseas

Share.

Leave A Reply