SSDH – Nếu gặp các vụ lừa đảo, Sinh viên có thể báo cáo lên Ủy ban Thương mại Liên bang và xác minh các thông tin thông qua Cục cải thiện môi trường kinh doanh địa phương nơi các bạn cư trú.
Giống như một người trẻ tuổi trưởng thành mới bước đầu tham gia vào cuộc sống tự lập và trả tiền học phí đại học, bạn sẽ trải nghiệm được nhiều điều mới mẻ, thú vị. Tuy nhiên, có một điều chúng tôi hi vọng bạn sẽ không bao giờ phải trải qua đó là: Bạn trở thành mục tiêu của những kẻ chuyên lừa đảo những sinh viên mới chân ướt chân róp ra đời chưa có kinh nghiệm cuộc sống vẫn đang miệt mài lao động nuôi mình.
Các bạn sinh viên quốc tế đặc biệt rất dễ sa vào các vụ lừa đảo về học bổng bởi các bạn là người nước ngoài phải làm quen thích nghi dần quen với nền văn hóa mới trong một đất nước mới.
Dưới đây xin giới thiệu tới các bạn sinh viên quốc tế một số lời khuyên và tư liệu giúp các bạn tránh rơi vào một số các trò lừa phổ biến nhất:
1. Không trở thành nạn nhân của những trò lừa qua điện thoại hoặc mạng Internet:
Nếu là một sinh viên quốc tế ở Mỹ, bạn có thể được coi là một mục tiêu dễ dàng cho bọn lừa đảo.
Vào mùa xuân năm 2013, Trường Đại học Cornell cảnh báo với các bạn sinh viên quốc tế về vụ lừa đảo trong đó có người tự xưng là viên chức sở di trú gọi điện nói với sinh viên rằng họ chưa hoàn thành chính xác các thủ tục giấy tờ của bản thân và yêu cầu các bạn này gửi tiền qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union mua một thị thực tạm thời cho phép lưu lại quốc gia này. Trong một số trường hợp, sinh viên còn bị quấy rầy rằng các bạn mắc tội vi phạm các quy tắc thị thực rồi dọa sinh viên để các bạn gửi tiền cho chúng.
Đại học Stanford cũng như các trường Đại học Massachusetts và Đại học Purdue đều cảnh báo sinh viên quốc tế các loại hình lừa đảo giống nhau.
Cho nên, các bạn nhớ không bao giờ chia sẻ thông tin cá nhân qua điện thoại, đặc biệt là sô thẻ an sinh xã hội hoặc số hộ chiếu ra ngoài. Và nên nhớ, không bao giờ các Quan chức chính phủ gọi điện và xin tiền qua điện thoại, vì vậy, nếu bạn nhận được cuộc gọi như vậy chắc chắn bạn nên báo cáo với Ủy ban Thương mại Liên bang.
2. Không trả tiền để nộp đơn xin học bổng:
Khi nói đến hỗ trợ tài chính, phải cảnh giác với các chương trình học bổng có yêu cầu một khoản phí nộp hồ sơ hoặc nghe có vẻ tốt đến mức khó có trong thực tế. Chương trình học bổng hợp pháp luôn có các thông số lựa chọn trong đó có thể bao gồm: Điểm trung bình học kỳ cao, các hoạt động xã hội và tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ và kinh nghiệm tình nguyện.
Nếu như các tiêu chí lựa chọn học bổng đảm bảo cho mọi ứng viên hoặc không yêu cầu bài luận hay hồ sơ yêu cầu cung cấp các thông tin về kinh nghiệm và trình độ có thể coi đó là dấu hiệu của lừa đảo.
Bạn nên nghiên cứu thông tin đảm bảo chắc chắn sự bảo trợ của bất kỳ loại học bổng bạn nào bạn nộp hồ sơ đều là học bổng hợp pháp. Nếu không chắc chắn về nhà tài trợ của chương trình học bổng, bạn có thể liên hệ với Better Business Bureau hoặc FTC ở thành phố bạn ở về các chương trình học bổng.
3. Bạn có thể nghi ngờ nêu ngân hàng tính lệ phí trả trước lớn để đổi lấy các khoản vay lãi suất thấp:
Bên cạnh những suốt học bổng, sinh viên còn có thể tiếp cận được những hình thức hỗ trợ tài chính rộng rãi từ các tổ chức Chính phủ dưới hình thức tài trợ hoặc vay vốn trong gói tài chính sau khi điền đơn xin hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên cư trú tại các bang FAFSA filling out the FAFSA.
Nếu bạn có kế hoạch vay vốn trong các ngân hàng tư nhân, bạn chắc chắn nên chọn một ngân hàng đáng tin cậy và hiểu rõ mọi khoản phí và chi phí lãi vay bạn phải chịu. Bạn hoàn toàn có quyền nghi ngờ nếu ngân hàng nào yêu cầu bạn trả trước một khoản phí lớn đổi lại bạn chỉ phải trả lãi suất rất thấp. Có nhiều vốn tài trợ của trường học rất đáng tin nhưng đối với sinh viên quốc tế các bạn rất khó có thể tiếp cận vay được tiền từ gói vay dành cho sinh viên của các ngân hàng Hoa Kỳ.
Hầu hết các ngân hàng hợp pháp có uy tín sẽ không yêu cầu bạn phải nộp lệ phí lớn mới nhận được một khoản vay. Bạn luôn luôn nhớ rằng – nếu khoản vay nghe có vẻ cực kỳ hấp dẫn có thể lại một cái bẫy.
4. Không gửi tiền đặt cọc thuê nhà trước khi tự mình đến xem xét nhà:
Nếu bạn không có kế hoạch sống trong ký túc xá trường đại học, bạn sẽ gặp khó khăn khi kiếm nhà ở thuê ngoài – thậm chí còn khó khăn hơn nếu bạn sống ở bang hoặc vùng khác với bang mà trường học tọa lạc. Nhiều sinh viên quốc tế và sinh viên ngoại bang cần thuê các căn hộ quảng cáo trên mạng và các bạn có thể bị thuyết phục chuyển tiền đặt cọc thuê nhà mà thực tế bạn còn chưa kịp đến xem trực tiếp, nhất là khi nó được miêu tả nghe có vẻ rất tuyệt vời.
Hơn nữa, sinh viên cũng phải cảnh giác với các vụ lừa đảo nhà ở nói chung. Bởi vì cả tin và không muốn bỏ lỡ mức giá thuê nhà rất hữu nghị, các bạn sinh viên có thể phản hồi lại mục quảng cáo rồi đặt cọc luôn tiền thuê, và chỉ khi đặt chân đến đất Mỹ bạn mới biết căn hộ được quảng cáo cho thuê là giả mạo còn số tiền đặt cọc cũng biến mất theo.
Nếu bạn không sống trong ký túc xá của trường, tránh thanh toán tiền thuê nhà cho đến khi bạn biết giá tiền thực thuê. Sau khi đến Mỹ, bạn sẽ ở trong khách sạn vài ngày, vài ngày này là thời gian rất hữu ích tìm kiếm căn hộ cho thuê và hoàn thành việc săn tìm căn hộ. Bạn cũng có thể rủ thêm một người bạn tin cậy cùng đi xác minh căn hộ đảm bảo mọi thứ được kiểm tra đầy đủ.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị rơi vào một vụ lừa đảo, bạn nên tìm đến địa chỉ tin cậy là bộ phận tiểu bang bảo vệ người tiêu dùng và văn phòng ủy quyền tiểu bang trình báo. Trung tâm Chống gian lận Hiệp giới tiêu dùng toàn quốc sẽ điều tra và bảo vệ bạn.
Nếu bạn nhận được một email hoặc cuộc gọi lạ, hãy ghi lại các thông tin liên lạc của tổ chức liên lạc với bạn và báo cáo với tư viến viên của trường trước khi bạn đưa ra bất kỳ thông tin cá nhân và thông tin tài chính của mình.
Đừng ngại báo cáo các hành vi lừa đảo nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể trở thành nạn nhân, điều này sẽ giúp các bạn sinh viên khác tránh rơi vào tình huống tương tự.
Kim Thanh (SSDH) – Theo Usnews