Úc: Chia sẻ chân thực trong tìm việc vùng Regional

0

Sẵn sàng du học – Trong tình hình Covid hiện tại, kiếm job nơi đông người đã khó, ở vùng REGIONAL lại càng khó gấp trăm lần. Hãy cùng SSDH tham khảo những chia sẻ của anh Peter Pham, hiện đang sinh sống tại Úc những kinh nghiệm của chính mình và kinh nghiệm đúc kết từ các anh chị đi trước.

viec lam tai uc

Những chia sẻ này của Peter là từ những con người thực, việc thực đã thử và thành công trong đó có Peter. Hơn nữa:

  • Nếu bạn đang là người tìm job, nếu không thử, không vận động, không tìm lối ra, coi như bạn CHẾT.
  • Nếu bạn đang là người có job, hãy giúp người khác nếu được, chúng ta cùng cho người khác hy vọng

1/ Thay đổi mindset

  • Nếu bạn chuyển về vùng regional, các bạn không nên mang tư tưởng của Melbourne, Sydney xuống như “Xin job khỏi cần resume” hoặc “Việc không thiếu chỉ sợ thiếu sức”, và thậm chí “Apply job qua mạng/internet/gumtree/facebook là được” vì bạn sẽ bị shock đấy, không giống như bạn nghĩ đâu.
  • Bạn phải chuẩn bị khoảng 3~6 tháng tài chính để đối mặt với thời gian không có job khi mới dọn về ở.
  • Regional cities như Hobart, Darwin vẫn mang tư tưởng “small community” nên bạn vẫn cần “mối quan hệ” rất nhiều.
  • Bạn có thể phải làm “việc trái ngành” trước khi có cơ hội tìm được job đúng ngành.

2/ Walk-in chứ đừng chỉ Apply-online

  • Ở những nơi như Hobart, xin việc bằng cách chỉ ngồi ở nhà và thẩy resume thì chỉ như “ngồi chờ sung rụng” mà chả biết bao giờ mới có job. Mình đã gặp cả trăm trường hơp như thế.
  • Hãy cầm Resume lên và đi đến tận nơi để xin công việc.
  • ***TIPS: Hãy customize Resume cho từng ngành/công ty/nhóm ngành, chứ đừng xài kiểu “1-size-fit-all” nhé.
  • Một người bạn Tây của mình ở Hobart kể ông có một người Việt ở trọ trong nhà, xuống tas được 1 tuần là có job luôn. Mình mới hỏi ổng thì được biết ổng khuyên nó cầm CV đi đến thẳng các công trường, farm, quán cà phê và các tiệm sửa chửa máy móc để xin, vì quả là cậu ấy có việc luôn.

3/ Sử dụng mối quan hệ có sẵn

  • Một học sinh mình ở Melbourne, trước khi xuống Tasmania, đăng lên 1 status trước ngày rời bang khoảng 2 tuần, ghi “Mình sắp xuống Hobart, Tasmania từ ngày xx/xx, bạn nào có job hoặc biết công việc nào cần người nói mình nhé.”
  • Quả nhiên, bạn ấy còn có job trước khi bạn ấy xuống nữa, dù là job trái ngành (làm tay chân thay vì ngồi bàn giấy như trước đây)
  • Mình cũng hay nói các bạn học sinh, trước khi đi bang nào, hãy hỏi thăm tình hình công việc từ người quen hoặc ngay trên các group trên facebook. Và cũng đừng ngại đăng 1 status kiếm việc trước khi xuống, nếu có việc thì tốt. Còn nếu không có, ít nhất chúng ta dự đoán được thị trường nhân công thế nào

4/ Mở rộng mối quan hệ

  • Ngay khi xuống những vùng regional, hãy cố gắng mở rộng mối quan hệ bằng cách tham gia các hoạt động đoàn thể, các networking event, ….
  • ***TIPS: Hãy làm cho bản thân 1 cái Personal (business) card! Đừng nghĩ rằng chỉ có boss mới có BizCard, ai cũng có thể làm một cái. Bạn hãy làm một cái ghi rõ Họ tên, Thế Mạnh, Chuyên môn, Thông tin liên lạc và 1 dòng “Looking for opportunities in X fields” (X là ngành bạn muốn)
  • Như thế bạn trông vừa professional, mà kể cả khi người ta không có job cho bạn, có khả năng người ta sẽ refer bạn tới người nào khác thì sao.
  • Đừng quên, mối quan hệ rộng là vũ khí quan trọng trong “job hunting” ở những vùng regional.

5/ Chuẩn bị vài nghề tay trái

  • Ở vùng regional, việc bàn giấy là khá cạnh tranh, nên bạn phải có sẵn một số nghề cứu cánh.
  • Hãy tìm hiểu xem vùng bạn muốn xuống đang phát triển ngành nào? Hãy upgrade skillset của bản thân
  • Ví dụ: Trước khi xuống TAS, nhiều bạn chọn học các khoá Barista, cắt tóc, nail, age care,… Cơ hội tìm việc sẽ cao hơn.

Cuộc chiến tìm việc ở các vùng Regional chỉ mới bắt đầu, trong nhiều năm tới đây, sẽ càng ngày càng nhiều người “go regional” nên việc các bạn chuẩn bị tâm lí cho việc săn job cũng không thừa xíu nào.

Mình đã gặp những bạn 3-6 tháng thất nghiệp, nhưng sau cùng họ cũng vượt qua được. Hãy biến việc tìm job thành một công việc full-time của bạn. Nhưng nếu sau 6 tháng bạn thật sự không kiếm được job, bạn phải tự đánh giá lại bản thân ngay, xem mình đã làm đúng và chưa đúng chỗ nào.

Lời khuyên cuối mình dành cho các bạn:

“Người ta có thể chết vì ‘mất mặt’ nhưng không ai chết vì ‘mặt dày’ cả!” Hãy hành động, bỏ cái tôi và suy nghĩ của người khác qua một bên! Tôi tin chắc các bạn sẽ thành công.

Peter Pham

Share.

Leave A Reply