Du học sinh Úc chia sẻ hành trình DU HỌC – ĐI LÀM – HỌC PTE – HỒ SƠ VISA ĐỊNH CƯ

0

Sẵn sàng du học – Đi du học sau đó ở lại làm việc và định cư bạn sẽ trải qua một quá trình đầy trải nghiệm sâu sắc. SSDH chia sẻ với bạn hành trình của du học sinh Úc từ khi du học – đi làm – học tiếng anh và ở lại định cư tại Úc dưới đây.

Đó là hành trình của Dustin Huynh, hiện đang sinh sống ở Úc. Chúng ta cùng xem chia sẻ một vài bài học thông qua hành trình định cư của Dustin nhé.

du hoc-di lam- hoc PTE-dinh cu

1/ XÁC ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU:

Điều này tưởng chừng như đơn giản nên có rất nhiều người bỏ qua hoặc không thực sự trả lời câu hỏi cho chính bản thân. Việc không tìm hiểu kĩ mình thực sự muốn ở lại hay quay về sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào chặng đường du học và định cư.

Câu chuyện của mình là một ví dụ. Vì mình luôn muốn định cư ở nước ngoài nên hầu như mọi việc từ chọn ngành học, công việc thực tập, kế hoạch học tiếng Anh, hồ sơ Visa và tình trạng sức khỏe luôn hổ trợ mục tiêu của mình. Trong quá trình học chuyên ngành, học tiếng Anh, làm hồ sơ và sau khi có PR luôn có những vấn đề mà theo mình ai cũng phải gặp. Tuy nhiên, câu hỏi nào cũng có giải đáp miễn là mình muốn trả lời.

Mình có một vài người bạn luôn gặp vấn đề liên quan đến năm yếu tố trên và một số đã quay về nước. Và điểm chung là họ không trả lời được họ thực sự muốn gì thậm chí là khi họ có PR.

TIP: đừng nghĩ PR là một đích đến mà là một cột mốc để bạn bắt đầu một hành trình mới. Bạn nên thấy mình làm gì và như thế nào trên con đường đó.

2/ HIỂU RÕ GIỚI HẠN CỦA BẢN THÂN:

Phần lớn du học sinh đều gặp vấn đề ngôn ngữ và văn hóa trong thời gian đầu.

Vì ngành mình học là kiến trúc nên mình còn gặp trở ngại về tư duy thiết kế giữa Việt Nam và Úc trong môi trường học lẫn làm việc. Theo kinh nghiệm mọi người, mình đã giảm môn học còn 75% và đăng kí khóa hè để học môn phụ nhằm hạn chế việc rớt môn, điểm thấp, quá tải đồng thời đi làm thêm trong xuất quá trình học. Mình đã dàn trải thời gian học thành 2.5 năm thay vì 2 năm. Tuy nhiên, nếu có thể, bạn nên học 2 năm để tiết kiểm thời gian.

Để tiếp cận và hòa nhập môi trường sống đa văn hóa, mình chủ động hạn chế thời gian giao tiếp bằng tiếng Việt bằng cách làm bạn và share nhà với người nước ngoài, tham gia một vài câu lạc bộ và thiện nguyện khi có thời gian.

TIP: Lập kế hoạch tháng cho bài tập và chi tiêu, danh sách công việc cho mỗi ngày hoặc tuần, không tập trung vào chuyện tiêu cực, không được phép bệnh.

du hoc-di lam- hoc PTE-dinh- cu

3/ KẾ HOẠCH RÕ RÀNG CHO HỌC TIẾNG ANH:

Đây là một mục rất quan trọng và không thể thiếu đối với tất cả hồ sơ định cư diện tay nghề. Việc chọn sai trung tâm hay luyện sai kỹ năng sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào tinh thần, tài chính, thời gian của mọi người. Và mình là một ví dụ.

Mình đã không luyện PTE trước khi mình tốt nghiệp. Tuy nhiên, nếu có thể bạn nên bắt đầu học PTE cũng như cày điểm liên quan càng sớm càng tốt. Yếu tố thời gian rất quan trọng trong suốt qua trình xin hồ sơ.

Mình đã không do dự về việc luyện PTE thay vì IELTS nhưng mình đã mất khá nhiều thời gian và tiền bạc vào việc tự học, lựa chọn sai trung tâm, quá tập trung đi làm, sắp xếp thời gian chưa hợp lí. Thay vì 3 tháng, mình phải mất khoảng 1 năm để đạt được kết quả. Mình đã học ở PTE HELPER trong 3 tháng trước khi mình có kết quả như mong muốn và nhận được thư mời visa 190 từ NSW sau 3 tuần kể từ ngày mình bổ sung điểm PTE và kinh nghiệm.

TIP: ưu tiên việc học PTE bằng mọi cách, bạn có thể tự học qua Youtube với Tips and tricks hoăc thực hành bài tập trên pte.tools và tham gia facebook group Cộng Đồng Luyện thi PTE.

4/ NGHIÊN CỨU VÀ CHUẨN BỊ THẬT KĨ HỒ SƠ TRƯỚC KHI NỘP

Trong quá trình tự làm hồ sơ, mình có vài điểm cần lưu ý: Điểm kinh nghiệm, xét nghiệm sức khỏe, lý lịch tư pháp, hạn hộ chiếu

ĐIỂM KINH NGHIỆM:

Ngành của mình không có Professional Year nên chỉ có thể khai điểm kinh nghiệm. Mình có 2 năm đi làm part-time 20 giờ mỗi tuần trong lúc đi học thạc sỹ và 2 năm full-time sau khi tốt nghiệp. Mình đã liên hệ trung tâm tư vấn, luật sư, hội kiến trúc sư (nơi cấp skill assessment) và sở di trú. Tuy nhiên, không ai cam đoan 100% là mình có thể lấy 3 năm kinh nghiệm nên mình tự làm hồ sơ và chỉ lấy 1 năm kinh nghiệm mặc dù trên hồ sơ vẫn khai 4 năm đi làm. Nếu bạn nào cùng ngành cần chia sẻ kinh nghiệm làm hồ sơ, cứ liên hệ mình.

XÉT NGHIỆM SỨC KHỎE:

Khi xét nghiệm máu, bạn đừng yêu cầu kiểm tra gan vì hầu hết người Việt có vấn đề về gan do ăn uống. Mình biết có bạn vẫn đậu hồ sơ dù có bệnh gan B miễn là đừng liệt kê vào lúc xét nghiệm cho visa. Hồ sơ của bạn có khả năng bị loại hoặc làm khó nếu bạn có vấn đề sức khỏe.

LÝ LỊCH TƯ PHÁP (police check Aus):

Hồ sơ của mình không gặp vấn đề gì ngoài yêu cầu bổ sung lại police check vì quá 12 tháng tình từ ngày CO xem hồ sơ. Vì thế, theo kinh nghiệm của mình nếu bạn chờ hơn 6 tháng vẫn chưa có visa, bạn nên tự bổ sung police check trước khi được yêu cầu.

HẠN HỘ CHIẾU:

Tương tự police check (cảnh sát kiểm tra), bạn phải bảo đảm hộ chiếu còn hạn hơn 18 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ trong trường hợp sau 1 năm bạn mới được mở hồ sơ.

 SSDH Team  

Share.

Leave A Reply