SSDH – Nhiều khi, chúng ta học từ vựng rất chăm chỉ, ôn luyện nhiều lần nhưng sao học mãi vẫn quên? Có cách nào khắc phục hay không?
Học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình.
Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money, v.v…
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake v.v…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after v.v…
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way v.v…
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue v.v…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 v.v….
Với cách học này, bạn sẽ nhớ từ vựng rất lâu và nhớ cả cách dùng chúng nữa. Đó chính là lợi ích của việc học từ vựng theo 1 chủ đề và theo hệ thống.
Để tăng vốn từ vựng nhanh nhất, tất nhiên cứ “năng nhặt” sẽ “chặt bị”. Song để đỡ công “nhặt” mà bị lại chặt hơn, các bạn hãy thử áp dụng kinh nghiệm của thầy Nguyễn Quốc Hùng trường ĐHNN Hà Nội nhé.
Để tăng cường vốn từ vựng, theo chúng tôi có hai việc nên làm
1. Hàng ngày đọc sách.
Trong quy trình dạy tiếng Anh người ta đã xây dựng một hệ thống sách đọc cho những trình độ từ thấp lên cao, gọi là hệ “simplified series” (hệ giản lược – tức viết lại cho dễ hiểu). Đấy là những tác phẩm văn học được viết giản lược theo số lượng từ quy định.
Ví dụ: hệ giản lược “Connections Readers” chia làm 4 bậc:
A. Beginner: 300 từ
B. High beginner: 600 từ
C. Low intermidiate: 1000 từ
D. Intermidiate: 1500 từ
Đọc có hệ thống loại sách này người học sẽ tự tăng cường vốn từ vựng một cách chắc chắn.
2. Tập viết.
.Mỗi ngày viết một đoạn ngắn khoảng 10 – 15 dòng. Khi trình độ khá lên có thể viết dài hơn. Nhiều người nghĩ đến việc viết nhật ký. Trên thực tế nhật ký thường kể lại những công việc làm trong một ngày, còn nếu viết về suy nghĩ, tình cảm ..v..v.. thì trình độ ngôn ngữ chưa đủ. Nếu chỉ viết nhật ký thì chỉ sau một ít ngày nó sẽ trở nên nhàm chán vì công việc hàng ngày có thể giống nhau.
Vì thế mỗi ngày, hãy nghĩ đến bất cứ một điều gì đó, kể cả những kỷ niệm nho nhỏ để viết.
Ngoài ra nếu bạn có điều kiện tiếp xúc với người bản ngữ, xem các kênh TV quốc tế hàng ngày thì đó là điều kiện lý tưởng để tăng cường vốn từ vựng của mình một cách sinh động.
Nói về từ vựng, các nhà ngôn ngữ thường chia làm hai loại:
1. Từ vựng thụ động (passive words): Là những từ đã nằm trong bộ nhớ nhưng chúng lại không tự hiện ra khi ta cần sử dụng, nhưng khi nghe người khác nhắc đến (qua tai) hoặc đọc đến (qua mắt) chúng ta nhớ lại và hiểu ngay.
2. Từ vựng tích cực (active words): Là vốn từ vựng chúng ta thường xuyên chủ động vận dụng trong giao tiếp.
Ba điều không nên làm khi muốn tăng cường vốn từ vựng
1. Không nên lập sổ từ: Vì như vậy đến một lúc nào đó nó trở thành một quyển từ điển, mà học từ điển thì hôm nay nhớ mai lại quên.
2. Không nên học từ bằng cách dịch ra Tiếng Việt rồi học thuộc lòng hai từ tương đương đấy. Sự tương đương theo lối dịch này nguy hiểm ở chỗ khi sử dụng vào văn cảnh, nhất là khi nó nằm trong nhóm từ, chưa hẳn nghĩa là tương đương.
3. Không nên lấy một bài đọc dài, gạch dưới những từ mới rồi tra nghĩa, học thuộc lòng. Cách làm này cũng không hơn gì hai cách trên là mấy.
Theo Tiếng Anh