SSDH – Vô số bài báo đã đề cập đến ảnh hưởng của Covid-19 đến nền giáo dục quốc tế, cũng như cách các trường đại học trên thế giới thích ứng với những thay đổi gây ra bởi đại dịch. Đặc biệt, những tranh luận xoay quanh câu hỏi vì sao các trường đại học Mỹ vẫn phụ thuộc nhiều vào lượng thị trường tuyển dụng ít ỏi đang trở nên vô cùng căng thẳng – và không khó để nhìn ra nguyên nhân vì sao.
Phản ứng hỗn loạn ban đầu của US đối với đại dịch Covid-19, cùng với sự không chắc chắn gây ra bởi chính sách visa du học sinh dưới chính quyền Trump, khiến Mỹ phải chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của lượng sinh viên quốc tế đăng ký nhập học trong năm đầu tiên diễn ra đại dịch.
Có thể thấy rằng phần lớn cuộc tranh luận hiện nay xoay quanh việc liệu US có thể duy trì vị thế là điểm đến du học số 1 trong lòng du học sinh hay không.
Sự kiện Mở cửa Đăng ký tuyển sinh dành cho sinh viên quốc tế mùa Thu năm 2021 lần đầu tiên đã cho thấy một số tín hiệu khả quan cho USA, với lượng du học sinh đăng ký tăng tới 68% (hơn nửa là sinh viên đến từ Trung Quốc và Ấn Độ). Con số này đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại lâu dài của các chiến lược tuyển dụng của các trường đại học Mỹ thời kỳ hậu Covid.
[Tham khảo: Top 10 tips cần chuẩn bị cho hành trình du học Mỹ 2022]
Theo thống kê về “Tình trạng sinh viên quốc tế đăng ký tuyển sinh tại các trường đại học US năm 2022”, số lượng đơn đăng ký của sinh viên Trung Quốc đã giảm gần 26%, sinh viên Ấn Độ giảm 21% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2022.
Và trong khi US tiếp tục là điểm đến du học thu hút sinh viên quốc tế, đây không phải là phân tích đầu tiên khiến các trường đại học phải đa dạng hóa thị trường tuyển dụng sinh viên quốc tế. Đầu năm 2022, một báo cáo chung của Unibuddy và Studyportals đã xác định được “ranh giới tiếp theo” của các thị trường đang lên tại Đông Nam Á, châu Âu và Nam Mỹ. phân tích gần đây của BridgeU cũng chỉ ra rằng các thị trường tuyển dụng chính chú trọng đến nền giáo dục Hoa Kỳ cũng đang tăng lên.
[Tham khảo: Các loại học bổng du học Mỹ]
Tại châu Á, các thị trường này bao gồm Pakistan (165%), Đài Loan (71%), Nhật Bản (83%) và Bangladesh (58%). Báo cáo của BridgeU cũng chỉ ra mức tăng trưởng tập trung cao vào các trường đại học Mỹ tại châu Âu, bao gồm Cộng hòa Séc (154%), Hà Lan (132%) và Bồ Đào Nha (133%).
Các cố vấn của trường đại học quốc tế BridgeU cũng chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình về lý do tại sao sinh viên của họ lại chọn nền giáo dục Hoa Kỳ, cũng như những kinh nghiệm của họ trong việc điều hướng quá trình xử lý đơn đăng ký tuyển sinh tại US. Ví dụ, trong khi một cố vấn người Brazil cho rằng các trường đại học Mỹ cung cấp cho du học sinh nhiều gói hỗ trợ tài chính hấp dẫn, các cố vấn khác tại Tây Âu lại cho rằng chi phí du học Mỹ ngày càng tăng đang thúc đẩy sinh viên lựa chọn các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thụy Điển và Nhật Bản.
[Tham khảo: Du học Mỹ không chỉ là trải nghiệm mà là đi để trưởng thành]
Sự đa dạng hóa sẽ tạo động lực cho các văn phòng tuyển sinh tại US chú trọng đến xu hướng vĩ mô trong quá khứ và thống kê phân bổ sinh viên trên toàn thế giới, cũng như tập trung vào việc gặp gỡ các sinh viên quốc tế. Sự đa dạng hóa thực sự chính là việc xem xét bối cảnh văn hóa, mục tiêu học vấn và ham muốn cá nhân của các sinh viên ở từng thành phố cụ thể.
Hiểu rõ nhu cầu cụ thể của các cố vấn và sinh viên đồng nghĩa với việc các trường đại học Mỹ có thêm khả năng tuyển dụng được những ứng viên phù hợp, và đảm bảo một chiến lược tuyển sinh lâu dài để phát triển nền giáo dục cũng như đa dạng nền văn hóa tại đại học.
Người dịch: Thu Huyền (SSDH theo the pienews)