Tìm hiểu về ngành bảo dưỡng công nghiệp

0

SSDH – Bảo dưỡng công nghiệp là một ngành khá mới tại Việt Nam. Cùng SSDH tìm hiểu công việc cụ thể và cơ hội nghề nghiệp của ngành này nhé!

Đối với những nhà máy lớn số lượng máy móc thiết bị nhiều, số lượng thiết bị máy móc bị hư theo thời gian là khá lớn, chi phí để sửa chữa và thay thế thiết bị trở nên rất lớn. Việc thay thế thiết bị hoặc sửa chữa cũng làm gián đoạn quá trình sản xuất, gây thêm các tổn thất do hệ thống tạm ngừng hoạt động.

Bảo dưỡng công nghiệp giảm thiểu chi phí khấu hao và ngăn ngừa hư hỏng máy móc thiết bị
Một trong những giải pháp đã áp dụng hiệu quả chính là áp dụng các chế độ bảo dưỡng công nghiệp.
Thực tế việc áp dụng bảo dưỡng công nghiệp vào nhà máy đã mang lại lợi ích lớn, ngăn ngừa sự gián đoạn trong quá trình sản xuất.

Để giảm thiểu chi phí khấu hao các nhà máy thường áp dụng các chế độ bảo dưỡng công nghiệp.

Thực tế cho thấy việc áp dụng các chế độ bảo dưỡng công nghiệp giảm được chi phí so với việc sắm các máy móc thiết bị kỹ thuật mới.

Bảo dưỡng công nghiệp làm gì?
– Khảo sát, đo lường, ghi nhận tình trạng hoạt động của các thiết bị chức năng trong nhà máy

– Lập kế hoạch, quản lý và thực hiện việc bảo dưỡng các thiết bị máy, dây chuyển sản xuất, dụng cụ…

– Chọn lựa thiết bị thay thế phù hợp cho việc thay thế các chi tiết máy.

– Khả năng thực hiện các thao tác kỹ thuật tháo, lắp, bảo dưỡng các thiết bị.

Cần những kỹ năng gì để theo đuổi nghề này?
Ngành bảo dưỡng công nghiệp hoạt động làm việc trong môi trường các nhà máy xí nghiệp lớn, trong đó đề cao các kỹ năng thực tế trong việc đánh giá, đo lường, thay thế thiết bị. Để đảm bảo được công việc thực tế, người làm ngành nghề phải am hiểu khá rộng các lĩnh vực bao gồm:

– Điện, điện tử: lắp đặt được các hệ thống dẫn điện công nghiệp trong nhà xưởng trên cơ sở các sơ đồ điện nhà xưởng đã được thiết kế, thao tác được trên các mạch điện tử công suất lớn và các mạch điện tử số, có khả năng nhận biết và thay thế được các linh kiện hoặc các thiết bị điện tử cần thiết.

Cơ khí: Tháo lắp được các chi tiết máy, cân chỉnh chính xác các chi tiết theo yêu cầu lắp đặt, tác động cơ khí phù hợp vào thiết bị (hàn, tiện, phay, bào, mài)

[Tham khảo: Chương trình thạc sỹ kĩ sư cơ khí tại Anh và Ireland]

– Thủy lực – khí nén: trong các nhà máy, đặc biệt là các hệ thống tự động, các thiết bị thủy lực khí nén là rất quan trọng. Vì vậy khả năng thao tác sửa chữa lắp đặt, cũng như xác định lỗi là một kỹ năng cần có.

– Tự động hóa: có thể thao tác trên các cụm tự động của máy CNC, có khả năng lập trình điều khiển và thao tác trên máy CNC. Có khả năng lập trình PLC.

– Nhiệt lạnh và điều hòa không khí: xác định lỗi, thay thế, lắp ráp được các giàn lạnh, hệ thống trữ đông, máy điều hòa.

– Kỹ năng hàn: hàn được sử dụng khá nhiều trong hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, kỹ năng hàn là cần thiết để giúp cho người bảo dưỡng có thao tác chính xác trên các thiết bị.

– Các kỹ năng khác như: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, an toàn lao động…

Cơ hội nghề nghiệp của ngành bảo dưỡng công nghiệp?
Hiện nay chưa có một nghiên cứu hướng nghiệp cụ thể nào để chỉ ra nhu cầu xã hội cho ngành bảo dưỡng công nghiệp. Tuy vậy, chúng tôi cũng nêu ra một số nhận định mang tính chủ quan của các nhân, đơn vị cho ngành nghề này để bạn đọc tham khảo.

Hiện nay các nhà máy sản xuất lớn hay nhỏ đều có một đội ngũ bảo trì. Các nhà máy quy mô lớn ngày một nhiều, đòi hỏi việc bảo trì ở một cấp độ cao hơn. Vì vậy, cơ hội việc làm của kỹ thuật viên bảo dưỡng công nghiệp là khá cao. Có thể làm việc ở mọi vùng miền trong hầu khắp các nhà máy lớn nhỏ trên khắp cả nước.

Nơi nào đào tạo ngành bảo dưỡng công nghiệp?
Đây là một ngành mới, vì vậy hiện nay có rất ít các đơn vị đào tạo ngành này tại Việt Nam.

SSDH (nguồn: Hướng nghiệp Việt)

Share.

Leave A Reply