Kinh nghiệm làm thêm khi du học tại Pháp

0

SSDH – Các du học sinh tại Pháp không phải lúc nào cũng tìm được việc làm thêm theo đúng chuyên ngành.

 

Nghỉ hè, nhiều bạn trẻ làm thêm bằng nghề đưa đón Làm thêm hè: Lớ ngớ là dính chiêu lừa Những việc làm thêm hấp dẫn của du học sinh Việt Những ‘chiêu lừa’ dễ gặp khi làm thêm hè Những việc làm thêm ‘cực độc’ của teen thế giới

 

Làm kế toán ở công ty Pháp

 

Quang Thành, du học sinh ngành Kinh tế – Quản lý ở Đại học Franche-Comté (Pháp) đã may mắn tìm được công việc làm thêm đúng với chuyên ngành theo học vào mùa hè này.

 

Thật ra, công việc của Thành được kéo dài từ công việc làm thêm bán thời gian từ trong năm học (8 tiếng/tuần). Ở Pháp, không phải ai cũng có thể tìm được việc làm thêm đúng chuyên ngành học như Thành, chính vì thế, anh bạn đã rất cố gắng để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Từ những ngày đầu tiên đi làm, Thành luôn cố gắng cẩn thận trong từng phép tính vì hiểu rằng, đôi khi chỉ một vài sai sót nhỏ lại có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều may mắn hơn nữa là anh bạn luôn nhận được những lời động viên, khen thưởng của sếp nên cũng có phần tự tin hơn trong công việc. 

 

duhoc09082012

Hãy luôn tươi tắn trong môi trường làm việc (Ảnh minh họa)

 

Nhờ những nỗ lực này, công ty đã quyết định nhận Thành vào làm toàn thời gian (5 ngày/tuần) trong vòng hai tháng rưỡi. Đây là một công ty nổi tiếng thế giới về lĩnh vực cờ vua và vai trò chính của Thành vẫn là làm việc ở bộ phận hành chính, kế toán.

 

Công việc chính của một nhân viên kế toán ở công ty tất nhiên là tổng kết thu chi, làm báo cáo cho cấp trên theo thường lệ mỗi tuần một lần. Thông thường, công việc này chỉ “ngốn” của Quang Thành khoảng một ngày làm việc. Trong kỳ làm việc toàn thời gian này, sếp của Thành quyết định đề ra cho anh bạn nhiều công việc hơn để thực hiện dần.

 

Những công việc “không tên” mà có lợi

 

Trong hè này, công ty của Thành hiện đang thực hiện dự án thành lập một trang web chuyên về cờ vua, phiên bản tiếng Việt. Chính vì thế, cậu bạn càng không sợ “thất nghiệp” với những nhiệm vụ không tên được kéo dài ra thêm vào mỗi ngày. Chẳng hạn như dịch nội dung các bài báo sang tiếng Việt và thực hiện các ý tưởng trò chơi cho khách hàng. Chuyện hí hoáy chỉnh sửa photoshop cho trò “Tìm điểm khác biệt” hay “Sudoku” phiên bản cờ vua đều là những công việc mà Thành thường xuyên được giao phó. Bên cạnh đó, công ty còn yêu cầu Thành thực hiện các cuộc phỏng vấn với những kiện tướng cờ vua nổi tiếng. Ví dụ như chiều nay, anh bạn vừa đi Belfort cùng với đồng nghiệp để phỏng vấn kiện tướng Lê Quang Liêm của Việt Nam cho kênh thông tin công ty.

 

Làm thêm hè là như thế! Đôi khi bạn sẽ được giao những công việc phù hợp với khả năng của mình, và mỗi việc nhỏ, dù ít hay nhiều chắc chắn sẽ đều mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị. Tiếp theo sau là một số lời khuyên hữu ích của Quang Thành dành cho những bạn đang học Kế toán và có dự định xin việc làm thêm ở công ty trong dịp hè:

 

Mách nhỏ cho các nhân viên văn phòng tương lai

 

Tự tin là yếu tố đầu tiên khi đi xin việc. Nếu có một điểm số “hoành tráng” hay một chút kinh nghiệm làm việc (dù không liên quan đến công việc kế toán lắm), bạn cũng nên “khoe ra” khi nộp đơn xin việc. Đối với Quang Thành, bạn đã ghi điểm cộng trong mắt sếp nhờ tấm bằng Công nghệ Thông tin ở Việt Nam – dù nó tưởng chừng không thực sự liên quan tới ngành kế toán. Sau này, những việc như chỉnh sửa hình ảnh, áp-phích, thực hiện trò chơi trong công ty… đều có sự góp mặt của Thành. Chính nhờ vậy mà anh bạn đã được nhận vào làm toàn thời gian trong dịp hè.

 

Thật ra, sở hữu một bảng điểm đẹp chưa chắc là bạn sẽ làm tốt được công việc làm thêm. Để thích nghi với môi trường làm việc, bạn phải tự tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của công ty, tham khảo thêm qua sách vở chuyên ngành và nhất là học hỏi ở người trực tiếp phụ trách bạn trong công ty đó.

 

Cẩn thận cũng là một điều rất quan trọng. Tuy nhiên, khi lỡ mắc một lỗi sai nào đó, bạn nên thẳng thắn giải trình với sếp để rút kinh nghiệm, thay vì giấu giếm và làm cho nó ngày càng “mù mịt”.

 

Điều cuối cùng là bạn phải luôn giữ thái độ vui vẻ với tất cả các đồng nghiệp trong công ty. Bởi chắc chắn trước sau gì bạn cũng phải “dính líu” ít nhiều với họ trong công việc. Chẳng ai muốn làm việc trong một môi trường “nhăn nhó” phải không?

 

Theo Tiin

Share.

Leave A Reply