Du học ở Úc: Bài luận hay mà vẫn bị điểm kém, vì sao?

0

Sẵn sàng du học – Thấy mình đã có một bài luận nhiều ý tứ, câu cú, từ ngữ được trau chuốt mà vẫn bị điểm kém?

du-hoc-uc

Chắc hẳn bạn đã mắc phải một hoặc một số lỗi dưới đây, theo trang web www.plagiarismchecker.com:

  1. Hiểu sai câu hỏi
  2. Lạc đề
  3. Viết tất cả những gì bạn biết về đề tài được nhắc đến trong câu hỏi
  4. Không giải quyết hết toàn bộ yêu cầu của đề bài. Ví dụ, đề bài yêu cầu 2 ý nhưng bạn chỉ giải quyết được 1 ý.
  5. Không có sự tập trung cần thiết vào phần quan trọng nhất của vấn đề
  6. Rơi vào mô tả vấn đề (bạn được yêu cầu so sánh, đánh giá 2 quan điểm nhưng bạn lại chỉ dừng lại ở việc mô tả 2 quan điểm đó).
  7. Không có những nguồn, chứng cứ thuyết phục để củng cố cho các luận điểm mà mình đưa ra.
  8. Không có một kết luận thuyết phục, chắc chắn
  9. Dùng những nguồn thiếu độ tin cậy (hoặc dùng những thành kiến, những quan điểm ít được thừa nhận)
  10.  Lỗi đánh máy, lỗi ngữ pháp, trích dẫn không đúng chuẩn.

Làm sao để tránh được các lỗi trên?

Bước 1: Phân tích câu hỏi thật kỹ

Đừng vội vàng bắt tay vào viết bài ngay sau khi đọc câu hỏi. Thay vào đó, hãy dành thời gian đọc kỹ câu hỏi để biết mình được yêu cầu bạn làm gì? Chứng minh, hay so sánh, hay đánh giá, hay đưa ra giải pháp?

Bước 2: Nghiên cứu và tìm kiếm tư liệu

Bạn cần đọc nhiều để biết và có thể đánh giá vấn đề một cách thuyết phục ở nhiều khía cạnh khác nhau. Thông thường, bạn có thể thu thập các kiến thức, quan điểm về vấn đề mình đang bàn đến thông qua sách, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trước đó, nhưng đừng quên rằng bạn cũng có thể làm những khảo sát, thí nghiệm để thêm chứng cứ, số liệu chứng minh cho quan điểm của mình.

Lưu ý, ngay trong quá trình tìm kiếm thông tin, hãy ghi lại ngay tên tác giả, tên sách, số trang, năm xuất bản… và các thông tin cần thiết cho phần trích dẫn sau này để tiết kiệm thời gian.concept

Bước 3: Lập dàn ý

Sau khi cảm thấy tự tin rằng mình đã tìm hiểu đủ để viết một bài luận sâu về vấn đề được hỏi, hãy bắt tay vào việc lập dàn ý cho bài viết. Đầu tiên, sắp xếp các ý mà bạn định nói theo một trật tự hợp lý, sau đó đặt các trích dẫn hoặc các nội dung minh họa vào từng ý. Nhìn lại thứ tự đó một lần nữa, bảo đảm rằng nó rõ ràng, hợp logic và đủ sức thuyết phục. Khi đó, bạn có thể bắt tay vào viết chi tiết.

Bước 4: Viết

Bắt tay vào viết sau khi đã có một dàn ý rõ ràng hẳn sẽ không quá khó khăn. Tuy vậy, bạn vẫn cần đầu tư thời gian đặc biệt cho phần mở bài và kết bài.

Để có một mở bài ấn tượng và hiệu quả, bạn cần làm được 3 điều này: Một là giải quyết được vấn đề mà câu hỏi đặt ra; Hai là cho người đọc biết một cách tổng quan bài viết gồm có những gì; Ba là mở bài phải rõ ràng, đơn giản.

Kết bài: Cố gắng tóm tắt lại những ý chính bạn đã trình bày trong phần thân bài. Đừng giới thiệu thêm những ý kiến mới hoặc các tư liệu mới trong phần kết bài.

Bước 5: Trau chuốt lại bài viết

Ít ai có thể chỉ viết một lần mà ra được một bài luận hiệu quả và chỉn chu. Vì vậy, sau khi viết xong bài luận lần đầu tiên, hãy xem đó chỉ là một bản nháp. Bạn cần điều chỉnh lại ý tứ, câu chữ, cách bỏ dấu câu, ngữ pháp sau cho chỉn chu nhất. Tuy vậy, có một vấn đề là mình đọc bài do chính mình viết ra sẽ rất khó để phát hiện lỗi. Vì vậy, có một mẹo nhỏ là hãy nhờ một người khác đọc bài giúp bạn. Họ sẽ chỉ ra cho bạn thấy liệu các ý đã hợp lý chưa và có lỗi đánh máy nào không.

Bước 6: Kiểm tra để bảo đảm rằng bài viết của bạn không mắc lỗi đạo văn

Bạn không cố ý nhưng rất có thể có một vài chỗ bạn trích dẫn sai tên tác giả hoặc quên trích dẫn. Bị phát hiện đạo văn thì không những bạn bị đánh “Fail” cho bài luận đó mà rất có thể còn bị những hình thức kỷ luật cao hơn. 

Thái Hải (SSDH) – Theo SBS

Share.

Leave A Reply