Từ cô sinh viên gặp khó khăn với tiếng Anh, cô gái “lột xác” trở thành phiên dịch viên

1

Sẵn sàng du học – Tiếng Anh ngày càng trở nên thông dụng, nhưng chinh phục được thứ ngôn ngữ toàn cầu này lại chưa bao giờ dễ dàng. Câu chuyện “vượt khó” của cô bạn dưới đây xứng đáng được coi là điển hình đáng học hỏi cho những bạn đang gặp khó khăn với ngôn ngữ này.

Kỳ thi đại học vừa qua, dân tình kêu trời vì độ khó của đề thi Anh văn. Đặc biệt, bước chân vào đại học, dường như có một lời nguyền dành cho dân khối A khi Anh văn luôn là môn học đáng sợ nhất với cánh sinh viên chỉ giỏi số má. Vậy mà cô bạn này đã chứng minh “chỉ cần mình quyết tâm, không gì là không thể”.

phuong-thao3

  • Trần Phương Thảo
  • Sinh năm: 1994
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Học viện Tài chính.
  • Hiện là phiên dịch viên cho các hội thảo, sự kiện quốc tế, các chương trình đào tạo chuyên sâu của các diễn giả quốc tế tại Việt Nam.
  • Làm việc cho một công ty Fintech tại Hà Nội.

Xuất phát điểm của cô sinh viên khối A nhút nhát, thiếu tự tin, không nói được tiếng Anh và chẳng biết mình muốn gì

Chào Thảo, vừa qua cộng đồng mạng, đặc biệt là các bạn đam mê học ngoại ngữ đều rất quan tâm tới clip của một trung tâm tiếng Anh, trong đó Thảo được nhắc đến như bạn gái có cuộc hành trình lột xác ngoạn mục: từ một cô gái không nói được tiếng Anh trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp trong thời gian ngắn. Bạn có thể chia sẻ về câu chuyện này?

Trước khi đi học ở trung tâm, mình là một sinh viên khối A rất nhút nhát, thiếu tự tin, ngại tiếp xúc với mọi người và đặc biệt là không thể giao tiếp được tiếng Anh. Mình từng nghĩ là một sinh viên khối A như mình sẽ chẳng bao giờ có thể nói tiếng Anh giỏi, huống chi là làm phiên dịch. Mình chỉ đến trường học rồi lại đi về nhà như các bạn sinh viên khác. Thời điểm đó mình cũng không xác định được đam mê của mình là gì, điểm mạnh của mình là gì và mình không xác định được rõ ràng mục tiêu trong cuộc sống.

Rồi đến một ngày, mình có cơ hội được gặp những người đi trước rất thành công và được nghe họ chia sẻ, mình nghĩ đã đến lúc mình cần thay đổi và chinh phục tiếng Anh để có nhiều cơ hội hơn khi tốt nghiệp.

Trần Phương Thảo (áo đỏ) phiên dịch cho diễn giả tại Hội thảo dành cho lãnh đạo doanh nghiệp

Trần Phương Thảo (áo đỏ) phiên dịch cho diễn giả tại Hội thảo dành cho lãnh đạo doanh nghiệp

Bí quyết chinh phục tiếng Anh giao tiếp: Trước hết cần phải phá bỏ các giới hạn

Như Thảo chia sẻ, cần phải có bí quyết để chinh phục tiếng Anh giao tiếp. Bí quyết của bạn là gì? Sự thay đổi tích cực đã đến với bạn như thế nào?

Việc học ở Langmaster thực sự đã giúp mình thay đổi rất nhiều, đặc biệt là về mặt tiếng Anh giao tiếp. Ở Langmaster, mình học được các tư duy và phương pháp đúng đắn khi học tiếng Anh giao tiếp, đặc biệt là Langmaster có một môi trường học tập rất tốt để các bạn học viên có cơ hội rèn luyện vốn tiếng Anh của mình.

Langmaster giúp học viên phá bỏ niềm tin giới hạn về tiếng Anh và giúp họ học tiếng Anh một cách hứng thú và thoải mái nhất. Mình rất thích một số phương pháp giảng dạy tại Langmaster như NLP, ELC… Đó cũng chính là chìa khóa để mình chinh phục được tiếng Anh như bây giờ.

phuong-thao2

Theo mình, bí quyết tạo nên sự thay đổi tích cực trong mình chính là những gì “ngoài tiếng Anh” mà mình học được ở Langmaster, đó chính là các kỹ năng mềm cần thiết, các tư duy phát triển bản thân mà một bạn trẻ cần phải có trên con đường sự nghiệp. Và quan trọng hơn cả chính là nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mình đã giúp mình thay đổi tích cực như ngày hôm nay.

Nghề phiên dịch thực sự "hại não", chỉ giỏi tiếng Anh thôi chưa đủ

Công việc hiện tại của bạn là một phiên dịch viên, một công việc không hề dễ dàng khi phải tiếp xúc với nhiều khách hàng đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Bạn có chia sẻ gì về nghề phiên dịch? Những khó khăn cũng như những câu chuyện thú vị bạn từng gặp?

Nghề phiên dịch thực sự là một nghề rất khó và “hại não”, đặc biệt nó cần một lòng đam mê, sự kiên trì và nỗ lực vô cùng lớn. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần giỏi tiếng Anh là có thể làm phiên dịch được. Điều này theo mình hoàn toàn sai. Tiếng Anh và tiếng Việt là điều kiện cần để trở thành phiên dịch, ngoài 2 điều kiện cần đó, bạn còn cần kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Thêm vào đó, bạn cần có kỹ năng truyền tải cảm xúc, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng truyền tải thông điệp để người nghe lĩnh hội được chính xác nhất không chỉ nội dung mà còn hiểu được cảm xúc mà diễn giả đặt vào đó.

Nói về khó khăn của nghề phiên dịch thì rất nhiều, khó khăn về mặt ngôn ngữ (tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh của các nước khó nghe), vốn từ vựng thuần Việt, đặc biệt và vốn từ chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể, không phải lúc nào mình cũng biết được hết tất cả các từ vựng chuyên môn ở mọi lĩnh vực, khó khăn khi tai vừa phải nghe một ngôn ngữ và ngay lập tức miệng phải dịch sang một ngôn ngữ khác để khán giả hiểu được, khó khăn khi tiếp xúc với những diễn giả nói nhanh và họ yêu cầu chất lượng cao…

Muốn giỏi ngoại ngữ, trước hết phải tạo cho mình đam mê thực sự

Ngoài chuyện làm phiên dịch, Thảo còn chia sẻ rất đam mê ngôn ngữ. Niềm đam mê này xuất phát từ đâu và bạn có chia sẻ gì về “cuộc chơi với ngôn ngữ” của chính bản thân mình?

Niềm đam mê với ngôn ngữ của mình xuất phát từ khi mình còn là cô sinh viên đi làm phục vụ ở quán cafe cho người nước ngoài. Mình rất thích mỗi lần được nói chuyện bằng tiếng Anh với những vị khách nước ngoài đó. Họ dạy cho mình những tư duy mới, kiến thức mới và phong cách làm việc mới. Cũng từ đó, mình thấy yêu tiếng Anh hơn và có nhiều động lực hơn để chinh phục ngôn ngữ này.

Sau này khi càng làm việc với ngôn ngữ, mình càng thấy ngôn ngữ rất đẹp. Đặc biệt hơn cả, ngôn ngữ là cầu nối để giúp chúng ta tiếp xúc với tri thức của nhân loại, mở ra một thế giới mới hơn và có những ý tưởng mới hơn.

Tiếng Anh với nhiều người vẫn còn là một ngọn núi khó vượt qua. Bạn có lời khuyên gì cho những bạn trẻ đang gặp khó khăn khi học ngoại ngữ, từ kinh nghiệm của chính bản thân mình?

Đối với các bạn trẻ đang gặp khó khăn khi học ngoại ngữ, theo mình, trước hết các bạn cần tìm được lý do đủ lớn để học, sau đó hãy tìm cho mình một người nói tiếng Anh giỏi mà bạn biết và rất thần tượng để mô hình hóa người đó, dần dần khiến cho bản thân mình yêu thích học tiếng Anh bằng cách mỗi ngày dành một chút thời gian để học và học hàng ngày chứ không được bỏ bẵng. Quan trọng nhất là bạn phải tự nỗ lực và kỷ luật thì mới học tốt được. Không có ai học tốt tiếng Anh mà không chịu nỗ lực cả.

Cảm ơn Thảo vì cuộc trò chuyện này. Chúc bạn thành công với đam mê mà mình theo đuổi.

Thái Hải (SSDH) – Theo TTVN

Share.

Leave A Reply