Đại học Mỹ đánh giá hồ sơ của bạn như thế nào?

0

Sẵn sàng du học – Sau đây là lời khuyên nhỏ của SSDH đến những ai đang chuẩn bị hồ sơ nhập học: “Hãy xem việc nộp đơn xin học như việc hẹn hò: Bạn hỏi những điều bạn muốn biết, trường cũng đưa ra những thắc mắc của họ về bạn, và rồi nếu phù hợp, cả 2 sẽ đến với nhau.”

ssdh-douglas-college-sinh-vien

Các sinh viên quốc tế ngày càng được chào đón hơn bao giờ hết ở các trường cao đẳng và đại học Mỹ. Hiện nay, có hơn 1 triệu sinh viên từ những quốc gia khác nhau trên thế giới lựa chọn Mỹ làm “bến đỗ du học”, con số này đã tăng 50% so với năm 2010. Sự gia tăng đáng kinh ngạc này vừa là tin tốt, nhưng cũng vừa là tin xấu đối với những ai đang có dự định học tập ở Mỹ. Vì sao ư?

Việc các cơ sở đào tạo ở Mỹ sẵn lòng đón nhận các sinh viên từ khắp nơi trên thế giới và đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất của trường để tạo điều kiện tốt hơn cho các sinh viên quả thật là một điều hoàn toàn đáng mừng. Tuy nhiên, cũng chính vì nhận được nhiều hồ sơ xin học hơn, nên quá trình xét duyệt hồ sơ sẽ khốc liệt và cũng đầy cạnh tranh hơn. Đặc biệt với những trường nhận được nhiều đơn ứng tuyển, bạn cần có sự đầu tư và chăm chút để hồ sơ của mình thật nổi bật trong mắt các thầy cô đánh giá.

Ở Mỹ, mỗi trường sẽ có 1 cách tuyển sinh riêng, hiểu được lý do tồn tại sự khác biệt giữa những bộ hồ sơ của trường này so với trường khác sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho “cuộc chiến” ứng tuyển này. Nhìn chung, bộ phận tuyển sinh đi tìm câu trả lời trong bộ hồ sơ của bạn dựa trên những câu hỏi sau:

Đầu tiên, các thầy cô sẽ tìm hiểu xem bạn đã thật sự sẳn sàng và đáp ứng đủ những điều kiện cơ bản để tiếp tục theo đuổi 1 khóa học bậc cao hơn hay chưa. Thêm vào đó, họ cũng muốn biết mục tiêu học tập và định hướng phát triển của bạn có phù hợp với sứ mệnh, mục tiêu và giá trị cốt lõi của trường không. Cuối cùng, trường sẽ xét đến việc nếu được nhận, bạn sẽ có những đóng góp và thay đổi tích cực như thế nào đến môi trường học tập và cộng đồng xung quanh.

Những yếu tố này sẽ được cụ thể hóa và quy định rõ ràng hơn tùy theo từng cơ sở đào tạo. Ngoài ra, để giải đáp những thắc mắc trên, các trường sẽ phát triển riêng cho mình 1 mô hình tuyển sinh.

ssdh-sinh-vien

Có 3 mô hình tuyển sinh phổ biến thường được áp dụng ở Mỹ

Mô hình tuyển sinh mở (Open Admission Model)

Mô hình tuyển sinh Mở không yêu cầu điểm số của những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa (Standardlized Test) như SAT hay ACT, cũng như không yêu cầu các ứng viên nộp bài luận cá nhân hoặc thư tiến cử. Đây là loại hình tuyển sinh thường được các trường cao đẳng cộng đồng áp dụng.

“Tuyển sinh Mở phù hợp với những cơ sở đào tạo mong muốn mang cơ hội học tập đến cho tất cả mọi đối tượng dù nền tảng học vấn khác nhau,” Dawn Wood, Trưởng Bộ phận phụ trách Chương trình quốc tế của trường Kirkwood Community College ở bang Iowa cho biết.

Ông cũng chỉ ra rằng, các chương trình học của cao đẳng cộng đồng là sự lựa chọn phù hợp cho những sinh viên cần trang bị thêm kiến thức học thuật trước khi bước vào chuyên ngành mong muốn, hay cho những ai đang tìm kiếm các khóa học nghề và thực hành, hoặc mong muốn giảm thiểu học phí 4 năm bằng cách chuyển tiếp lên một trường ĐH đối tác sau khi hoàn thành 2 năm học ở cao đẳng cộng đồng.

Mô hình tuyển sinh có tiêu chuẩn đầu vào (Threshold Admission Model)

Các trường đại học sử dụng Mô hình tuyển sinh có tiêu chuẩn đầu vào sẽ công bố rõ ràng những tiêu chí và cách thức mà họ tuyển sinh. Trường sẽ đưa ra mức điểm GPA, SAT hay ACT tối thiểu cần đạt khi xét hồ sơ, tuy nhiên họ không yêu cầu bạn viết bài tự giới thiệu bản thân, bài luận ứng tuyển hay nộp thư đề cử. Mô hình này cũng được sử dụng khá nhiều ở các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ, đặc biệt ở những cơ sở đào tạo công lập.

Chuck May, Trưởng bộ phận tuyển sinh của ĐH Missouri, cho biết cơ chế sàng lọc này là đặc điểm nhận dạng của Mô hình tuyển sinh có tiêu chuẩn đầu vào. “Với những trường đại học có tiếng, bằng cách đặt ra tiêu chí tuyển sinh rõ ràng, chúng tôi sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những sinh viên phù hợp và từ đó, bắt đầu trò chuyện để hiểu hơn về họ.”

Mô hình này cũng giúp bộ phận tuyển sinh biết được trường có thật phù hợp với một ứng viên ngay cả trong quá trình ứng viên này tìm kiếm và nghiên cứu các trường để nộp hồ sơ, “vì sinh viên khi nộp hồ sơ đã cần có sự tìm hiểu trước về những tiêu chuẩn đánh giá học thuật mà trường đưa ra, và biết rằng họ đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó.

Mô hình tuyển sinh toàn diện (Holistic Admission Model)

Tuyển chọn là nguyên tắc cơ bản của Mô hình tuyển sinh toàn diện. Những trường áp dụng mô hình này sẽ cung cấp thông tin cơ bản về học lực trung bình của các sinh viên được nhận năm trước. Nhờ vậy, ứng viên khóa sau sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về mức điểm trung bình họ cần đạt và kết quả của những kỳ thi được tiêu chuẩn hóa cũng sẽ bị đòi hỏi khắt khe hơn.

Mô hình tuyển sinh toàn diện cũng yêu cầu các ứng viên cung cấp bài luận, liệt kê trung thực những hoạt động ngoại khóa đã tham gia cũng như thư đề cử từ giáo viên, người tư vấn hoặc từ người đứng đầu của một tổ chức cộng đồng.

Theo ông Seth Walker, Uỷ viên quản trị của Bộ phận tuyển sinh quốc tế ở Trường ĐH Indiana – Bloomington, phương thức tuyển sinh toàn diện cho phép các trường ĐH có cơ hội xem xét các ứng viên trên nhiều khía cạnh hơn. “Khi xem xét hồ sơ, chúng tôi hi vọng mình sẽ cảm nhận được những tố chất đã đưa sinh viên đến được vị trí ngày hôm nay.”

Walker cho biết thêm mô hình này cũng giúp trường phân chia đều những sinh viên có khả năng học tập tốt và cả những bạn sở hữu kinh nghiệm hay tài năng khác vào các lớp.

Nhìn chung, bạn sẽ nhận biết được đâu là mô hình tuyển sinh sẽ được sử dụng để đánh giá hồ sơ bằng cách truy cập vào website của trường. Một số trường thậm chí còn kết hợp những mô hình trên.

Sau đây là lời khuyên nhỏ của SSDH đến những ai đang chuẩn bị hồ sơ nhập học: “Hãy xem việc nộp đơn xin học như việc hẹn hò: Bạn hỏi những điều bạn muốn biết, trường cũng đưa ra những thắc mắc của họ về bạn, và rồi nếu phù hợp, cả 2 sẽ đến với nhau.”

Cá Domino (SSDH) – Theo thetreeacademy

Share.

Leave A Reply