10 bí kíp học tập dành cho sinh viên hệ đại học từ xa

0

Sẵn sàng du học – Nghiên cứu ngay 10 tips dưới đây để bắt đầu một năm học mới thật thành công cùng Sẵn Sàng Du Học nhé!

ssdh-sinh-vien

Sẽ không bao giờ là quá muộn hay quá sớm để bạn xây dựng những thói quen học tập hiệu quả.

1. Luôn chuẩn bị và lên kế hoạch từ trước

Hệ đại học từ xa đòi hỏi sự tự giác rất nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc ngoài các bài tập và ngày kiểm tra, sẽ không có lịch trình cụ thể nào được đặt ra và buộc bạn phải tuân theo. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa học từ xa so với lớp học trực tiếp truyền thống. Vì vậy, bạn phải tự mình thiết lập thời gian biểu.

2. Lựa chọn không gian học tập phù hợp

Không có một không gian học tập nào là phù hợp với tất cả mọi người. Bạn cần tìm ra nơi có thể giúp bạn tập trung nhất, thoải mái nhất để tiến hành việc học tập của mình. Với một số bạn đó thư viện trường yên tĩnh, với một số bạn khác đó lại là quán cà phê quen với nhạc nền cùng mức độ tiếng ồn vừa phải.

3. Làm quen với học liệu và chương trình học từ sớm 

Vì chương trình mà bạn đang theo đuổi là hệ học từ xa, hay nói cách khác là học trực tuyến, chính vì thế việc nghiên cứu và làm quen với môi trường học càng sớm, càng tốt sẽ giúp quá trình học tập sau này trở nên thuận lợi và trôi chảy hợn. Qua đó, nếu có bất cứ thắc mắc vào bạn có thể kịp thời tìm hiểu và liên lạc với người hướng dẫn của mình.

4. Tìm ra phong cách học tập của mình

Mỗi người đều có những phương pháp học tập của riêng mình. Đó có thể là học bằng hình ảnh, bằng thực hành thực tế hoặc bằng cách ghi chép lại bài học nhiều lần. Điều quan trọng là bạn phải tìm ra được cách học phù hợp nhất với mình để đạt được hiệu quả học tập cao nhất.

5. Đề ra mục tiêu học tập

Mục tiêu là yếu tố quan trọng giúp bạn không phải cứ hỏi đi hỏi lại bản thân một câu “Học để làm gì” mỗi khi thấy chán trường. Việc đề ra một mục tiêu lớn đi kèm các mục tiêu nhỏ, ngắn hạn khác sẽ giúp bạn luôn biết mình đang ở đâu và muốn hướng tới đâu, từ đó tập trung để thực hiện thành công những gì mình đã đề ra.

ssdh-sinh-vien1

6. Nhìn nhận lại công việc của mình ngồi ngày

Xem xét lại một loạt những đầu việc mà mình đã hoàn thành cũng như chưa hoàn thành sau mỗi ngày bận rộn sẽ giúp bạn thu thập thông tin về tiến trình học tập của mình, cũng như nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong phong cách, thói quen, phương pháp học tập hiện tại của bản thân, để kịp thời thay đổi nếu cần thiết.

7. Tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời khi lâm vào “thế bí”

Tất cả sinh viên đều từ trải qua những giai đoạn, thời điểm bế tắc trong việc học tập. Và điều đó là hết sức bình thường. Hãy nhớ rằng bạn có thể tìm đến những sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô giáo hoặc đơn giản là các công cụ như internet, ứng dụng học tập. Và hãy nhớ làm điều đó trước khi bạn quá mệt mỏi vì phải “vật lộn” một mình với mớ bài tập khó nhằn nhé.

8. Giữ động lực

Thành công trong học tập đến từ sự kết hợp giữa cả kĩ năng và ý chí. Động lực học của mỗi người đều khác nhau, và việc giữ cho động lực đó luôn có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần học tập của mình là điều mà bạn cần làm sau khi xác định được nó là gì.

9. Suy nghĩ tích cực

Hãy gửi đến chính con người bên trong của bạn những sự hỗ trợ về tinh thần. Đừng quên nói với bản thân những lời động viên khi cần thiết: “Bạn đã làm tốt rồi”, “Bạn có sở trường ở… mà”, “Bài kiểm tra vừa rồi bạn đã rất cố gắng đấy.” Đôi khi, bạn phải trở thành bác sĩ tâm lý hay điểm tựa tinh thần cho chính bản thân mình.

10. Chăm sóc bản thân

Thi thoảng khi tiếp xúc với một nội dung học mới, bạn không thể nắm được kiến thức ngay và bắt đầu cảm thấy bối rối. Bạn tự trách mình và cho rằng đó là lỗi của bản thân. Khi thấy những cảm xúc tiêu cực này xâm lấn tâm trí mình, hãy tạm gác việc học lại, nghỉ ngơi một chút. Cơ thể, tâm chí và cả bộ não của bạn đều cần được nghỉ ngơi đúng lúc và chăm sóc đúng cách. Hãy lấy lại tinh thần bằng những hoạt động thư giãn vừa đủ, để bạn lại có thể trở lại với nhịp sống, nhịp học tập như bình thường nhé!

Người dịch: Ánh Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply