10 bước chọn trường đại học như ý

0

Sẵn sàng du học – Chọn một trường đại học là một điều cực kì quan trọng. Việc đưa ra quyết định có thể sẽ ảnh hưởng tới cả cuộc đời của bạn, ảnh hưởng rất lớn đến những công việc và cuộc sống sau này. Hãy quyết định đúng trường đại học cho mình.

ssdh-sinh-vien2

 

1. Tạo danh sách các trường

Chúng ta nên đi vào việc phát triển một danh sách các trường bạn muốn theo học. Nhưng yếu tố nào sẽ khiến chúng ta suy nghĩ của bạn khi lập danh sách đó? Brennan Barnard và Rick Clark, tác giả của "Sự thật về tuyển sinh đại học” khuyên sinh viên suy nghĩ về địa điểm, quy mô tuyển sinh, chuyên ngành và chương trình, những người trong trường, những cơ hội bên ngoài lớp học, chi phí và sự chọn lọc.

2. Sắp xếp thứ tự ưu tiên

Dành thời gian để xếp thứ tự ưu tiên, cân nhắc những ưu và nhược điểm của một trường cụ thể khi bạn đang làm việc để chọn đúng trường đại học. Xem xét cẩn thận mong muốn và nhu cầu của bạn khi nghĩ về nơi bạn sẽ dành bốn năm tới hoặc lâu hơn.

3. Đừng trì hoãn

Sẽ có nhiều những việc cần phải làm tùy vào từng trường, nhưng các đơn nhập học thường đến hạn vào tháng 1. Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu quá trình nộp đơn vào đầu năm. Và lên kế hoạch nhiều thời gian cho các chuyến thăm quan trường đại học, làm bài kiểm tra, viết bài luận và yêu cầu thư giới thiệu.

4. Đến tìm hiểu trường trực tiếp

Khi đã sẵn sàng, đã đến lúc suy nghĩ kỹ về nơi bạn muốn học, điều này có thể dẫn đến một sự lựa chọn khác. Hãy thực hiện một chuyến đi khác đến mỗi trường và hỏi 10 đến 15 câu hỏi chi tiết. Đừng để lại bất kỳ câu hỏi nào chưa được trả lời. Nhưng tham gia một chuyến tham quan trong khuôn viên trường có thể tốn kém, xem xét chi phí đi lại. Nếu chuyến thăm này là không thể, hãy tận dụng mạng internet.

5. Tập trung vào quyết định cuối cùng của bạn

Tự hỏi bản thân bạn muốn ở đâu trong bốn năm. Nếu bạn có thể xác định có công việc hợp lý và triển vọng tài chính, hãy xem xét trường đại học nào có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu đó tốt nhất. 

6. Đi sâu vào các khoa

Bảng xếp hạng đại học có thể là một công cụ trong quá trình quyết định, nhưng đừng quên rằng tính học thuật cũng có thể được kiểm tra ở quy mô nhỏ hơn. Hãy tìm hiểu kĩ về chuyên ngành đào tạo trường bạn theo học. Truy cập trang web của trường đại học và tiếp cận với giảng viên để biết thêm thông tin. US News cũng xếp hạng các chương trình đại học cụ thể về kinh doanh và kỹ thuật.

7. Kiểm tra về đầu ra của trường

Một lý do khiến bạn vào đại học là tìm cho mình một công việc, vì vậy hãy xem xét đầu ra nghề nghiệp của mỗi trường. Hãy đặt câu hỏi trong các hội chợ việc làm, cơ hội phỏng vấn trong khuôn viên trường và thậm chí cả tỷ lệ nghề nghiệp sinh viên trong trường.

8. So sánh các hỗ trợ tài chính

Nếu bạn đang muốn tốt nghiệp đại học với ít hoặc không có nợ, hãy so sánh cẩn thận các gói hỗ trợ tài chính. Thật khôn ngoan khi nhìn xa hơn học phí và xem những khoản phí khác áp dụng. Ngoài ra, hãy hiểu sự khác biệt giữa tiền miễn phí – chẳng hạn như các khoản tài trợ và học bổng – và các khoản vay, cuối cùng bạn sẽ phải trả lại. Một số trường đại học cung cấp các gói hỗ trợ tài chính hào phóng đáp ứng nhu cầu tài chính đầy đủ, có nghĩa là những sinh viên đó không bắt buộc phải vay vốn.

9. Thỏa hiệp

"Quá trình nhập học có thể làm cho mẹ hoặc cha của bạn đôi lúc trở nên kỳ quặc", viết Barnard và Clark trong "Sự thật về tuyển sinh đại học." Tác giả khuyến khích các gia đình nắm lấy kinh nghiệm tuyển sinh như một cơ hội để phát triển và học hỏi cùng nhau, dành thời gian để hỗ trợ, khuyến khích, tin tưởng và nâng đỡ nhau. Họ nhấn mạnh rằng các gia đình nên tập trung vào những điều họ có thể kiểm soát hơn là những gì sẽ xảy ra "đằng sau cánh cửa đóng kín trong các văn phòng tuyển sinh đại học hàng trăm dặm."

10. Cố gắng hơn nếu bị từ chối

Phát hiện ra bạn không được chấp nhận vào một trường đại học lựa chọn hàng đầu có thể khó khăn, nhưng cố gắng không chối bỏ nó. Đừng để sự thất vọng cản trở bạn. Một số trường có tính chọn lọc cao, nhưng tại hầu hết các trường đại học, tỷ lệ nhập học rất cao.

Người dịch: Hải Yến (SSDH)

Share.

Leave A Reply