SSDH – Những ngày đầu khi đến Canada các bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị và lạ lẫm về văn hóa, cách cư xử, thái độ, phong cách làm việc, thời tiết khí hậu và ti tỉ thứ bạn cần thích nghi với cuộc sống mới.
Đừng quá vội vã, cứ hãy từ tốn trải nghiệm học hỏi và rèn luyện bản thân dần quen với môi trường mới, rồi mọi thứ khó khăn sẽ dần ổn thôi. Mình chia sẻ với các bạn một số việc cần làm như sau nhé:
1- MUA XE HOẶC THẺ THÁNG ĐI BUS&SUBWAY :
Nếu chưa có xe hoặc không có người thân bạn bè chở đi giúp thì hãy mua ngay 1 thẻ TTC Metro Monthly Pass giá $156 for Adult hoặc nếu bạn là du học sinh có thể mua thẻ Post Secondary $128 để đi bus & subway trong suốt 1 tháng đầu vì tiền di chuyển ở Toronto khá đắt ( đặc biệt là những bạn mới qua vẫn còn quen quy đổi tỉ giá mỗi khi xài tiền các thành phố khác sẽ có hệ thống bus&subway tương tự tuy không dày đặt như Toronto ). Nếu không mua thẻ tháng mà đi chuyến nào trả tiền chuyến đó thì cứ 1 chuyến đi và nối chuyến là $3.25, bạn cũng có thể mua Token hoặc thẻ Presto để đi Bus & Subway có bán ở các Stations hoặc mini Shop ở các cây xăng và gần apartments.
2- LÀM SỐ ĐIỆN THOẠI VÀ TRANG BỊ PHONE KHÔN ĐỂ DÙNG Google Maps VÀ TRA CỨU THÔNG TIN :
Hãy đi bus ngay đến các Shopping Malls gần nhà lấy số phone vì các paper work của tất cả nơi ( trường, bank, giấy tờ cá nhân…) đều đòi mình cung cấp số phone, vậy xài mạng điện thoại nào là có lợi và sóng tốt ? Phone Plans của các hãng rất phong phú và đa dạng cứ shop around rồi thấy cái nào dịch vụ ổn với giá hợp lý thì đăng ký xài, số là của mình, mốt chuyển plan qua Couriers khác vẫn giữ số đó. Nhớ ask for discount nhé, gần các ngày lễ hay có promotion sẽ được chuyển qua plans khác với nhiều benefits hơn. Mỗi nhà mạng đều có Plans tặng kèm iPhone hoặc Samsung, đặc biệt vào các mùa lễ có Promotion 0$ rất tốt. Plan 2 years mình xài của Freedom Mobile 55$/tháng 5Gb Data tặng kèm Samsung S20 khá là rẻ. Bạn cứ check kỹ theo budget của bản thân, nhưng trong tầm 40~60$/tháng kèm gói Data <10Gb thì Fido và Virgin cho sóng mạnh và dịch vụ tốt hơn. Các hãng nhỏ khác rẻ hơn chỉ khoảng 25~40$/tháng nhưng sóng yếu chỉ dùng được trong nội thành, ra tỉnh hay dưới basement hay bị mất sóng.
3- LÀM THẺ NGÂN HÀNG CỦA CANADA :
Cũng ở Shopping Malls ( Yorkdale Mall, Scarborough Town Centre, Eaton Centre, Vaughan Mills và các Malls nhỏ lẻ ), hay vào banks để mở thẻ Debit & Credit (TD, CIBC, RBC, BMO…). Thế lập tài khoản ngân hàng nào là có lợi ? Cứ lựa các bank lớn và có nhiều chi nhánh gần nhà mà dùng như TD bank, CIBC, BMO, RBC vì có nhiều dịch vụ hỗ trợ tốt. Các bank nhỏ hơn cũng có nhiều khuyến mãi nhưng có thể không hỗ trợ tốt như các bank lớn. Đợt mình mở ở TD Bank thì dùng trọn gói từ saving account, chequing account, US account, và credit card nên không phải tốn $1,000 deposit, tất cả phí là 0$ và còn nhiều benefits khác nữa. Có lúc vào đợt khuyến mãi, mình mở thẻ CIBC thì được tặng $300, BMO thì $200, các bank khác cũng có khuyến mãi nhưng điều kiện ngặt nghèo các bạn nên đọc kỹ trước khi ký tham gia như TD có đợt tặng Smart Tivi Led 32inch còn RBC tặng Ipad. Nếu là sinh viên thì có thể mở Mastercard ở BMO cũng nhiều discount ăn uống mua sắm, Scotia Bank thì có vụ tích điểm đổi vé xem phim ở Cineplex cũng vui, cứ 1,000 points thì đổi 1 vé xem phim ( Rạp phim không có số ghế, ai vô trước thì ngồi chỗ đẹp, đi ngày thường vắng thì cứ đi lòng vòng trong mấy rạp thích phim nào vào coi phim đó, mua 1 vé coi 3~4 phim sáng đến chiều). Các bạn cứ mạnh dạn shop arround thích cái nào thì mở cái đó để build up credit score tốt cho việc mua xe và mua nhà mai này. Và tuyệt đối đừng hủy credit card và phải trả tiền đúng hạn, không nên mở quá nhiều thẻ visa/master vì khó kiểm soát, 2~3 là đủ.
4- KHÔNG NÊN GIỮ TIỀN MẶT QUÁ NHIỀU, TẬP THÓI QUEN XÀI THẺ CREDIT :
Nên bỏ hết tiền vào bank ngay khi mở thẻ Debit hoặc Saving Account, chỉ nên giữ Cash 100$ trong người để an toàn và đỡ lo mất hay quên bóp ví. Trường hợp các bạn mang USD thì có thể đổi sang CAD ở các cửa hàng của CalForex sau đây sẽ có tỉ giá tốt hơn trong bank :
https://www.calforex.com/en/locations/
– Giấy tờ cần thiết để mở bank account: Passport, Driver’s License, Study Permit, Letter of acceptance, Timetable của trường học, giấy tờ bank ở Vietnam và receipt đóng học phí của trường. Muốn mở thêm bank thì cung cấp thêm Bank Statement.
– Để chuyển tiền từ VN sang chính xác, bạn cần cung cấp các thông tin sau:
CLIENT NAME – BANK NAME – BANK ADDRESS – SWIFT CODE
TRANSIT NUMBER – INSTITUTION NUMBER – ACCOUNT NUMBER
Phí và dịch vụ chuyển hợp pháp hiện nay mình thấy nhanh, tiện và rẻ có Eximbank, MSB, MB. Nhân viên của họ hỗ trợ khai giấy tờ hết cho bạn chỉ việc nộp tiền và chờ, đỡ luýnh quýnh cho các cô chú lớn tuổi vì trên giấy tờ quá nhiều mục phải ghi.
5- CHÍCH NGỪA CÚM MÙA HOẶC COVID MIỄN PHÍ Ở TORONTO : https://www.tphbookings.ca/Default.aspx?PageID=11032
Sắp hết thu vào đông sẽ dễ bị cảm cúm nhiều không thể làm việc hiệu quả và vui sống tận hưởng những ngày mùa đông thú vị ở Canada được, các bạn có thể sắp xếp book lịch online đi chích ngừa cúm miễn phí ở Toronto nhé (Các thành phố khác cũng sẽ có website và hệ thống đăng ký hoặc bạn có thể liên hệ Family Doctor để biết thêm). Còn nếu vào Walking Clinic hoặc các Pharmacy ở Walmart hay Drug Store thì tốn 50$/lần.
6- ĐI SHOPPING :
Áo ấm phải đợi tháng 10 cuối thu hoặc mua trái mùa cuối đông mới rẻ, duy chỉ có Canada Goose là luôn có bán với giá khá chát 850~$1,200 ( tax ở Ontario 13%, thấp nhất có ở Alberta 5%, nhiều bạn hay lái xe qua Alberta mua iphone và tá lả để save 8% chênh lệch này ), tiết kiệm hơn thì mặc multi-layers với áo khoác Winter jacket từ 250~$300 là ấm lắm rồi, lựa loại nào Goose down filled như The North Face Gotham iii, đầu tư vào giày đi tuyết cho ấm áp ko trơn trượt và đội nón len-khăn cổ-găng tay. Luôn mặc ấm tay chân và đầu mỗi khi ra đường là ok. Nếu không có điều kiện nhiều thì có thể mua đồ second hand ở các Thrift Store giá tầm 10~50$ https://thriftstore.ca/ hoặc Value Village https://www.valuevillage.com/ Còn nếu bạn có xe hơi thì chả cần phải trang bị gì nhiều, có khi đi làm chỉ cần mặc cái áo thun mỏng và cái hoodie là đủ, vì trong xe và đi đến đâu trong tòa nhà cũng sẽ có heat sưởi ấm.
7- LÀM SỐ SIN# SOCIAL INSURANCE NUMBER :
Google địa điểm các văn phòng của Canada Service hoặc vào trang này research để nộp online https://www.canada.ca/…/employment…/services/sin.html…
Các bạn mang theo đủ hết các giấy tờ nhưng quan trọng nhất là Passport & Study Permit/Work Permit đến gặp họ làm, khai những thông tin cơ bản là 10 phút sau được cấp ngay số SIN. Số SIN này rất quan trọng, đi đâu làm việc cũng cần cung cấp số này và để khai thuế thu nhập cá nhân hàng năm vào tháng 3, cũng như các giấy tờ quan trọng khác liên quan đến Apply PR sau này. Ví dụ như trong đợt dịch năm ngoái 2020 khi Canada thông báo nhiều gói trợ cấp trung bình mỗi tháng $2,000 thì chỉ có bạn nào đã khai thuế những năm trước mới được hưởng những gói trợ cấp khẩn thiết này. Đi làm khai thuế đầy đủ thì cơ hội bảo lãnh gia đình bao gồm cả bố mẹ qua cũng sẽ ổn hơn là làm chui trốn thuế, hậu quả là vợ/chồng cũng sẽ khó bảo lãnh nổi.
8-THI BẰNG LÁI XE CANADA :
9-APPLY TRỢ CẤP CHO CON CÁI CHILD CARE BENEFIT (CCB) :
Bạn lên CRA website https://www.canada.ca/…/e-services/cra-login-services.html tạo account và apply thôi, các bước khá đơn giản chịu khó đọc English và nộp đủ giấy tờ, ở Ontario thì phải ở đủ 18 tháng mới được apply, Quebec thì dễ hơn và mức trợ cấp cũng cao hơn, các bạn ở tỉnh bang khác nếu biết và rỗi chút thời gian hướng dẫn các bạn chưa biết.
10- APPLY THẺ HEALTH CARD CỦA TỈNH BANG :
Để có thẻ này bạn phải là PR hoặc hold Work Permit và đi làm 6 tháng thì có thể nộp cho cả gia đình, mình đã viết rất chi tiết trong những bài trước. Du học sinh thì không phải lo vì trong học phí đã có bao gồm Bảo hiểm y tế rồi với mức bảo hiểm còn cao cấp hơn cả Health Card của tỉnh bang, bạn có thể yêu cầu trường cung cấp thông tin về gói bảo hiểm cho bạn đọc tìm hiểu thêm. Biết quyền lợi của bạn để đảm bảo cuộc sống nhé.
Trên đây là 10 điều mình nghĩ nên làm khi đến Canada, sẽ không thể nói hết tất cả trong một bài viết nên cũng sẽ có thiếu sót nhiều, các bạn thấy chỗ nào chưa đủ thì hãy bổ sung giúp mình nhé
SSDH (tác giả Lê Hùng Phi)