Du học sinh Úc khám chữa bệnh như thế nào để ít phải trả gap fees nhất

0

Sẵn sàng du học – Tại Úc, du học sinh đi khám bệnh và điều trị bệnh tại phòng khám tư nhân, bệnh viên công hay bệnh viện tư đều có thể phải trả gap fees mặc dù bạn đang có bảo hiểm OSHC. Vậy phí này là phí gì? Làm thế nào hạn chế tối đa việc phải trả gap fees. Hãy cùng SSDH tìm hiểu nha.

du hoc sinh kham chua benh han che gap fees-1

Gap fees là gì?

Trong thuật ngữ chuyên ngành của bảo hiểm gap fees được gọi là chi phí bạn phải trả bằng tiền túi của mình (gọi tắt là gap fees). Bạn sẽ phải phí gap khi bác sĩ của bạn tính phí khám chữa bệnh hoặc loại thuốc kê đơn cao hơn mức phí mà Chính phủ Úc quy định trong:

  • Danh mục chi phí khám chữa bệnh cho từng loại bệnh trong mỗi lần khám bệnh (gọi là MBS – Medicare Benefits Schedule) và
  • Danh mục chi phí từng loại thuốc bác sĩ kê đơn (gọi là PBS – Pharmaceutical Benefits Scheme). 

Tại sao lại có gap fees? 

Chính sách bảo hiểm OSHC của bạn chi trả*:

  • 100% lệ phí MBS đối với các dịch vụ y tế do bác sĩ hoặc bác sĩ đa khoa đã khám chữa bệnh.
  • 85% lệ phí MBS đối với các dịch vụ y tế do các chuyên khoa cung cấp chẳng hạn như chụp tia X, thử máu và các dịch vụ bệnh lý khác.

Tại Úc có các công ty bảo hiểm OSHC phổ biến nhất là Allianz, Medibank, AHM, Bupa và NIB và sẽ áp dụng tỉ lệ này gần như cố định đối với các thành viên mua bảo hiểm của họ.

Các công ty này sẽ liên kết với nhiều phòng khám bệnh, bệnh viên tư để các thành viên của mình được khám chữa bệnh và hưởng mức quyền lợi được chi trả như trên. Trường hợp bạn mua bảo hiểm của công ty Medibank nhưng khám không đúng phòng khám, bệnh viên liên kết (đúng tuyến) của Medibank có thể bạn phải trả phí gap cao hơn. Chẳng hạn như có thể bạn không được trả 100% chi phí dịch vụ y tế do bác sĩ hoặc bác sĩ đa khoa.

Bạn sẽ trả gap fees khi nào?

Bạn sẽ trả gap fees khi:

  • Bác sĩ tính phí khám chữa bệnh, kê thuốc cao hơn mức Chính phủ quy định trong danh sách MSB và PBS.
  • Bạn phải khám chuyên khoa.
  • Khám không đúng tuyến.

du hoc sinh kham chua benh han che gap fees

Làm thế nào để hạn chế tối đa việc trả gap fees.

  • Hãy kiểm tra xem bạn đang dùng bảo hiểm OSHC của hãng bảo hiểm nào? Ví dụ bạn dùng bảo hiểm Medibank, trước khi đi khám bạn nên tìm phòng khám liên kết của chính Medibank để được bảo hiểm OSHC thanh toán trực tiếp mà không phải trả tiền trước. Và được chi trả theo mức quy định tại phần * nói trên.
  • Đảm bảo bảo hiểm OSHC không bị gián đoạn, không bị hết hạn, đăng kí thẻ khám chữa bệnh đầy đủ và nắm được số thẻ khám chữa bệnh của mình (số thẻ thành viên hay còn gọi policy number).
  • Gọi điện thoại trước cho công ty bảo hiểm OSHC của bạn để được tư vấn và đặt lịch hẹn tại các phòng khám, bệnh viện mà công ty đã kí kết và thỏa thuận các điều khoản thanh toán cao nhất cho thành viên của mình. Đặc biệt, du học sinh nào có bệnh phải đi khám thường xuyên nên gọi tư vấn chi tiết để đảm bảo các lần tái khám không mất chi phí hoặc giảm bớt gap fees nhiều nhất.
  • Nên hỏi bác sĩ GP trước các chi phí khám bệnh và thông báo tình trạng, điều kiện của mình để bác sĩ có phác đồ khám và trị bệnh phù hợp với bạn nhất.
  • Khi mua bảo hiểm OSHC nên tham khảo công ty bảo hiểm có nhiều phòng khám, bệnh viện liên kết nhiều nhất, có các ứng dụng hỗ trợ khẩn cấp 24/7 khi bạn cần cấp cứu khẩn cấp và được chi trả nhiều nhất khi bị cấp cứu.

Ví dụ, nếu bạn mua bảo hiểm OSHC của công ty Allianz qua đại diện chính thức là Annalink. Bạn được sử dụng:

  • Miễn phí app di động cứu trợ khẩn cấp Sonder trị giá khoảng 300AUD/năm.
  • Liên kết với nhiều bệnh viện tư và có tới hơn 550 phòng khám liên kết để đi bất kì bang nào tại Úc bạn cũng khám bệnh đúng tuyến.
  • Khám bệnh qua facetime, đặt hẹn khám bác sĩ tại nhà và khám ngoài giờ giúp bạn không phải tốn phí và công sức đi lại.

Xem chi tiết các thông tin về khám chữa bệnh và bảo hiểm OSHC chi trả cho quá trình khám chữa bệnh cho du học sinh Úc cụ thể như thế nào tại đây.

Để được tư vấn chi tiết hơn về OSHC, OVHC có thể liên hệ với Annalink qua email info@annalink.com hoặc liên hệ với các đối tác du học của Annalink tại Việt Nam hoặc tại Úc.

SSDH Team

Share.

Leave A Reply