Du học sinh Úc làm thế nào khi bị ốm, bảo hiểm OSHC sẽ chi trả cho quá trình khám chữa bệnh ra sao?

0

Sẵn sàng du học – Du học sinh Úc khi bị ốm sẽ đi khám bệnh như thế nào? Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Bảo hiểm OSHC sẽ chi trả cho quá trình khám chữa bệnh cho bạn ra sao? Bạn sẽ có khá nhiều câu hỏi và cần lời giải đáp. Hãy cùng SSDH tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây được cung cấp bởi Annalink – đại diện chính thức của các công ty bảo hiểm OSHC Úc tại Việt Nam nhé.

dhs uc-bi-om-kham-benh-nhue-the-nao-1

Khi bị ốm bạn sẽ làm gì?

Tại Úc khi bạn bị bệnh nhẹ, chẳng hạn như ho, cảm lạnh hoặc viêm họng, có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn của hiệu thuốc.

Tuy nhiên, nếu cần điều trị y tế nhưng không phải khẩn cấp, bạn hãy liên lạc và khám tại phòng khám bác sĩ GP (bác sĩ đa khoa) và không đến thẳng bệnh viện trừ phi cần cấp cứu khẩn cấp.

Bác sĩ GP sẽ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh tật và các vấn đề sức khỏe khác. Họ cũng có thể giúp tư vấn sức khỏe tâm thần, tiêm vắc-xin, giới thiệu xét nghiệm hoặc chụp cắt lớp, điều trị vết thương, kê đơn thuốc nếu cần. Khi bệnh của bạn bị nặng, họ sẽ giới thiệu bạn đến các bác sĩ chuyên khoa và tới bệnh viện nếu cần điều trị tại bệnh viện. Một số GP cũng chuyên về sức khỏe phụ nữ, sinh sản …một số thì không. Do vậy, nếu muốn khám về dịch vụ này bạn cần gọi điện trước cho GP trước khi đến trực tiếp. 

Bạn có thể tìm bác sĩ GP ở đâu?

Bác sĩ GP có thể có cơ sở hành nghề độc lập của riêng họ hoặc làm việc ở trong trung tâm y tế nơi gần bạn sống, gần trường học của bạn. Tìm kiếm GP rất dễ dàng tại đây

Trước khi đi khám, bạn kiểm tra xem OSHC của mình mua của hãng bảo hiểm nào. Hãy liên lạc với GP mà hãng đó liên kết (gọi là phòng khám Direct Billing). Khi đến đúng phòng khám liên kết tức là bạn đã đi khám đúng tuyến, bạn sẽ được thanh toán trực tiếp chi phí khám mà không phải trả tiền trước.

Nên trao đổi với bác sĩ GP khi họ khám vì đôi khi bạn có thể phải trả một khoản chi phí ‘tự trả’ mà OSHC không chi trả. Nhớ mang thông báo cho bác sĩ số thẻ OSHC để họ nhập dữ liệu và lên lịch cho các cuộc hẹn tiếp theo nếu bạn cần tái khám. Bạn có thể xem hướng dẫn đăng kí thẻ OSHC tại đây

Trường hợp bạn không đến được các tổ chức y tế (GP, bệnh viện tư) có liên kết để khám, bạn sẽ thanh toán phí khám chữa bệnh với tổ chức đó và nhận lại các hóa đơn. Sau đó, bạn sẽ làm thủ tục claim (xin hoàn tiền đã trả) với công ty bảo hiểm của mình. 

S

OSHC chi trả chi phí y tế như thế nào? 

Hệ thống y tế của Úc có Danh mục chi phí khám chữa bệnh được Chính phủ quy định chi trả cho người bệnh gọi là MBS (Medicare Benefits Schedule) cho các lần khám bác sĩ đa khoa. OSHC  chi trả:

  • 100% lệ phí MBS đối với các dịch vụ y tế do bác sĩ hoặc bác sĩ gia đình (GP) đã khám chữa bệnh. Nếu bác sĩ của bạn tính hơn lệ phí MBS quy định, bạn sẽ phải trả khoản chênh lệch. Đây gọi là chi phí tự trả bằng tiền túi.
  • 85% lệ phí MBS đối với các dịch vụ y tế do các chuyên khoa cung cấp chẳng hạn như chụp tia X, thử máu và các dịch vụ bệnh lý khác.

Ví dụ: Nếu GP kê thanh toán với mục 23, Chính phủ quy định tại mục này phí MBS hiện là $40 nhưng GP của bạn tính phí $50, bạn sẽ nhận lại được Phí MBS là $40 từ OSHC, nghĩa là chi phí tự trả của bạn sẽ là $10 (50-40 =10) 

Chú ý: Bạn nên hỏi bác sĩ GP trước chi phí khám bệnh và gọi công ty bảo hiểm của mình để biết bạn sẽ nhận lại được bao nhiêu.  

OSHC chi trả khám chữa bệnh tại bệnh viện tư như thế nào?

Bệnh viện thường được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp y tế. Tại Úc, có các bệnh viện công (do chính quyền bang sở hữu và điều hành) và bệnh viện tư nhân (do cá nhân hoặc tổ chức cá nhân điều hành). 

Các công ty bảo hiểm cung cấp OSHC đều có liên kết với bệnh viện tư nhân để thành viên của công ty lựa nơi khám chữa bệnh thích hợp. 

Khi bạn đến khám tại bệnh viện tư có liên kết, bạn sẽ nhận được các quyền lợi tốt hơn so với bệnh viện tư không được liên kết miễn là dịch vụ bạn nhận được có trong thỏa thuận của công ty bảo hiểm với bệnh viện và bao gồm trong bảo hiểm OSHC của bạn.

OSHC chi trả phí thuốc (dược phẩm) như thế nào? 

Tương tự như MSB, Chính phủ có Danh mục chi phí thuốc được Chính phủ quy định người bệnh đồng đóng góp vào chương trình dược phẩm quốc gia. Phí này bạn phải trả trước khi được OSHC chi trả gọi là Pharmaceutical Benefits Scheme (PBS). 

OSHC sẽ trả cho bạn:tối đa $50/ loại thuốc theo toa, chi tối đa là $300 cho diện độc thân và $600 cho diện có gia đình cho mỗi năm dương lịch (1 tháng Một đến 31 tháng Mười Hai). 

Ví dụ 1: Chính phủ quy định bạn đồng đóng góp $38.80/loại thuốc và nếu một đơn thuốc kê toa mà có giá $75, bạn sẽ cần trả khoản PBS tối thiểu $38.80, OSHC sẽ trả khoản tiền còn lại là $75 – $38.80 = $36.2

Ví dụ 2: Nếu một thuốc kê toa tốn $200, OSHC sẽ chi trả $50 và chi phí bạn cần trả thêm $150,00 ( trong đó $38.80 chi phí đồng đóng góp + khoản $111,20 còn lại). 

Bạn có thể được trợ giúp về một phần chi phí thuốc theo toa do GP hoặc bác sĩ chuyên khoa kê đơn bên ngoài bệnh viện. Một số loại thuốc (như hầu hết các loại thuốc tránh thai) bị loại trừ và bạn có thể có giới hạn hàng năm. 

Lưu ý: Phí MBS và PBS do Bộ Y tế Chính phủ Úc quy định và có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo trước. 

dhs uc-bi-om-kham-benh-nhue-the-nao-3

Mua thuốc ở đâu?

Nếu cần những loại thuốc cơ bản như thuốc cảm, thuốc ho hoặc thuốc giảm đau loại nhẹ, dị ứng bạn chỉ việc đến mua tại bất cứ tiệm thuốc nào gần với mình. Các thuốc này được gọi là thuốc bán qua quầy. Bạn cũng có thể mua một số thuốc men qua quầy nói trên tại các siêu thị và tiệm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ thống chăm sóc y tế Úc tại trang mạng của Bộ Y tế. Những loại thuốc tự mua không kê đơn thì không được chi trả.

Lưu ý: Bạn cần đọc kĩ những quyền lợi được OSHC chi trả và không được chi trả. Đọc các điều kiện quan trọng như thời gian chờ đợi cho bệnh có sẵn và thai sản, bảo hiểm phụ trội (extra), phí trả từ tiền túi… tại đây để hiểu rõ hơn về OSHC và sử dụng OSHC một cách hiệu quả nhất.

Thông thường liên lạc với OSHC, bạn sẽ được trợ giúp gì?

Hãng bảo hiểm nào cũng có đường dây Hỗ trợ và Sức khỏe Sinh viên quốc tế 24/7 để hỗ trợ bạn. Xem thêm về các hãng bảo hiểm OSHC tại đây

  • Đăng kí dịch vụ khám chữa bệnh với bác sĩ
  • Dịch vụ tư vấn sức khỏe, khám bệnh
  • Tư vấn pháp lý khẩn cấp,
  • Hỗ trợ tài liệu về quyền lợi bạn được hưởng,
  • Hướng dẫn khám chữa bệnh,
  • Dịch vụ tin nhắn cho gia đình và bạn bè khi bạn cần,
  • Hỗ trợ duy trì cách sống khỏe mạnh ở Úc,
  • Dịch vụ phiên dịch nếu cần.
  • Nếu không may bị tai nạn, gặp sự cố bất ngờ bạn sẽ phải làm gi

Vậy khi  bị tai nạn, gặp sự cố bất ngờ cần trợ giúp khẩn cấp, bạn làm thế nào? 

Bạn có thể xin trợ giúp tức thì theo các cách sau:

  • Số điện thoại khẩn cấp của Australia là 000 ( không không không), gọi miễn phí với điện thoại ở Australia, bao gồm cả di động khi cần sự trợ giúp của cảnh sát, cứu hỏa hoặc dịch vụ cấp cứu. Nếu tiếng Anh không tốt, hãy nói với nhân viên tổng đài bạn cần sự trợ giúp gì (cảnh sát, cứu hỏa hoặc cấp cứu) và sau đó nói bằng ngôn ngữ của bạn. Bạn sẽ được kết nối trực tiếp tới Dịch vụ Biên dịch và Phiên dịch ( TIS National). 
  • Sử dụng App an toàn 24/7 – App Sonder dành cho sinh viên quốc tế tại Úc. Chỉ cần bấm nút cấp cứu khẩn cấp ngay lập tức bạn sẽ nhận được trợ cứu khẩn cấp. Riêng đối với du học sinh mua bảo hiểm OSHC ALLIANZ qua Annalink và đối tác du học của Annalink bạn sẽ được sử dụng miễn phí Sonder trong suốt thời gian học tập tại Úc. Nếu bạn mua hãng bảo hiểm khác muốn dùng Sonder, có thể trả phí theo năm.  

Để được tư vấn chi tiết hơn về OSHC, OVHC có thể liên hệ với Annalink qua email info@annalink.com hoặc liên hệ với các đối tác du học của Annalink tại Việt Nam hoặc tại Úc.

SSDH Team

Share.

Leave A Reply