14 trò lừa đảo trên Facebook bạn nên thận trọng

0

Sẵn sàng du học – Chỉ đơn giản là xem video hài trên Facebook, bạn cũng có thể bị mất tiền hay thông tin cá nhân vào tay những kẻ lừa đảo.

 

A man poses with a magnifier in front of a Facebook logo on display in this illustration taken in Sarajevo

Tham gia giải câu đố

Theo Adam Levin, người sáng lập công ty Dịch vụ rủi ro dữ liệu và bảo vệ danh tính toàn cầu CyberScout và tác giả của Swiped, chia sẻ rằng một số câu đố trên Facebook yêu cầu quyền truy cập vào hồ sơ cá nhân của bạn. Họ hoàn toàn lấy được thông tin của bạn, và cũng có thể là đáp án cho câu hỏi bảo mật tài khoản. Vì vậy, chỉ đồng ý truy cập trên các trang web mà bạn biết và tin tưởng và tạo câu trả lời giả cho các câu hỏi khôi phục mật khẩu.

Tặng quà miễn phí

Eva Velasquez, CEO và chủ tịch của Trung tâm tài nguyên trộm cắp danh tính khuyên rằng nên tự hỏi liệu phần thưởng đó có thật không. Ngoài ra, có một số trò rút thăm trúng thưởng và xổ số hợp pháp, nhưng thường có mục tiêu cụ thể. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi cung cấp thông tin cá nhân để có cơ hội trúng thưởng.

Người bạn cũ gửi yêu cầu kết bạn

Hãy cẩn thận khi bạn nhận được yêu cầu kết bạn từ một người đã có trong danh sách Facebook. Có thể những kẻ lừa đảo đã sao chép toàn bộ hồ sơ của người đó. Những liên kết, đường link hay tệp lạ sẽ được gửi cho bạn. Nếu nhấp vào, máy tính của bạn có thể bị xâm hại bởi mã độc. Vì vậy, đừng quên xác nhận lại với người bạn đó trước khi chấp nhận.

Yêu cầu kết bạn từ một người lạ

Ngay cả khi nhận được một yêu cầu từ một người mới, đừng ngay lập tức tin tưởng tin nhắn từ người bạn chưa từng gặp mặt. Tin tặc có thể ăn cắp mật khẩu và đăng nhập vào tài khoản, sau đó nhắn tin cho bạn bè họ. Những chiêu trò nhằm lừa tiền sẽ được áp dụng với bạn.

Đánh vào tình tò mò

Một số dòng tin nhắn như “Kích vào OMG xem những gì họ nói về bạn” hay “Nhấp vào liên kết để tìm hiểu những gì đang xảy ra với bạn”… có thể xuất hiện trên tường Facebook. Nó luôn đánh vào sự tò mò của mọi người. Để đảm bảo an toàn cho máy tính và tài khoản cá nhân của mình, đừng nhấp vào nó. Một phần mềm độc hại có thể được tự động tải về.

Phiếu giảm giá

Nếu bạn yêu thích một cửa hàng hoặc nhà hàng nào đó, rất khó có thể làm ngơ trước những quảng cáo khuyến mại hay giảm giá trên Facebook. Tuy nhiên, việc xác nhận tính chính xác của chương trình trước khi cung cấp thông tin cá nhân để nhận khuyến mãi là cực kỳ cần thiết. Nếu đó là một chương trình chính hãng, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm thông tin và đăng ký trên trang web chính thức của nhãn hàng.

Gây quỹ từ thiện

Đặc biệt sau một thảm kịch lớn, bạn sẽ thấy rất nhiều quảng cáo và bài đăng từ các tổ chức từ thiện nhằm mục đích giúp đỡ các nạn nhân. Trong khi một số người thực sự có tinh thần “lá lành đùm lá rách” thì có những người khác chỉ lợi dụng lòng hảo tâm của bạn. Nếu thực hiện theo yêu cầu của chúng, có thể máy tính của bạn sẽ gặp nguy hiểm từ các phần mềm độc hại hoặc tiền bạn đóng góp được chuyển thẳng vào tài khoản của những kẻ lừa đảo. Để làm từ thiện một cách hiểu biết, hãy tìm kiếm một tổ chức từ thiện đáng tin cậy trên trang web chính thức của họ, thay vì quyên góp bằng cách nhấp vào mục quảng cáo trên các trang mạng xã hội.

ssdh-mang-xa-hoi-facebook2

Món quà bí mật từ ông già Noel

Nghe có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời. Santa Secret nơi mọi người có thể trao đổi những món quà cho nhau. Nhưng không có bất kỳ điều gì đảm bảo cho hoạt động này. Bạn có thể không nhận được một món quà nào mà thay vào đó địa chỉ nhà của bạn đã được cung cấp cho những người lạ khác.

Bị gắn thẻ bất ngờ

Trường hợp bạn bị một người quen gắn thẻ cùng một số bạn bè khác trong một bài đăng công khai có chứa một liên kết hoặc video, đừng vội chắc chắn đó là người bạn biết. Có thể một hacker đã xâm nhập vào tài khoản của họ và gửi những phần mềm độc hại nhằm đánh cắp thông tin và danh tính.

Mối quan hệ lãng mạn

Hãy cảnh giác với yêu cầu kết bạn từ những người mà bạn không biết. Đôi khi, các tương tác bắt đầu một cách tình cờ mà trong một thời gian ngắn bạn cảm thấy khá thân thiết. Tuy nhiên, những người này hầu như toàn nói dối để chiếm được sự tin tưởng của bạn. Sau đó, họ sẽ nhờ bạn giúp bằng cách vay tiền hoặc các hành động lừa đảo khác.

Cảnh báo “Tài khoản của bạn đã bị đánh cắp”

Đừng vội tin tưởng những lời cảnh báo này. Một khi đã kích vào, bạn có thể bị đánh cắp thông tin hoặc vô tình gửi liên kết độc hại cho những người bạn khác. Để chứng thực thông tin, bạn có thể tự tìm kiếm tên mình xem có ai giả mạo tài khoản hay hỏi bạn bè có nhận được yêu cầu nào từ trang cá nhân của bạn không.

Ai đã xem hồ sơ của bạn

Facebook luôn công khai, có nghĩa là những người khác hoàn toàn có thể xem thông tin trong hồ sơ của bạn. Ngay cả các ứng dụng của bên thứ ba cũng không có khả năng theo dõi ai đã kích vào trang cá nhân đó. Nếu bạn thấy một ứng dụng tuyên bố làm được điều đó, có thể là một trò lừa đảo.

Tin nhắn từ Mark Zuckerberg

Có hàng tá tài khoản giả danh Facebook CEO – Mark Zuckerberg hay COO Sheryl Sandberg, vì vậy đừng nhấp chuột vào nó. Những ông lớn giả mạo có thể thông báo rằng bạn đã giành được tiền trong một trò chơi trên Facebook… Nếu tin vào những lời đó, bạn sẽ gặp rủi ro lớn.

Mối đe dọa tài khoản bị khóa

Thông báo này có thể sẽ bao gồm một liên kết nhằm khôi phục tài khoản của bạn bắt bạn đăng nhập các thông tin khác. Không bao giờ nhấp vào nó khi không biết chính xác. Nếu tài khoản của bạn thực sự bị gỡ xuống, hãy làm theo các hướng dẫn trên chính trang web của Facebook thay vì các nguồn khác.

Người dịch: Bảo Dung (SSDH)

Share.

Leave A Reply