4 “bí kíp” thuyết trình trên lớp

0

SSDH – Sinh viên quốc tế có thể tạo được sự tự tin cũng như khả năng của mình trong những bài thuyết trình bằng việc nghiên cứu chuyên sâu và chuẩn bị tốt trước khi thực hiện.

 

Hơn nữa, việc thực hiện một bài thuyết trình được coi là một trải nghiệm với nhiều áp lực và căng thẳng, thậm chí điều này cũng không ngoại lệ đối với các chuyên gia hay những phát ngôn viên đại chúng. Vì vậy, mức căng thẳng sẽ cao hơn đối với một sinh viên quốc tế, đặc biệt khi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của bạn.

 

4 “bí kíp” thuyết trình trên lớp

 

Rất nhiều sinh viên quốc tế có thể không phải thuyết trình trên lớp trước khi tham gia học ở Mỹ, nhưng đây được coi là một bài luận chung trong các khóa học của đất nước này. Để vượt qua những rào cản ngôn ngữ, bạn hãy thử làm theo những hướng dẫn về cách thuyết trình trên lớp dưới đây:

 

1. Chuẩn bị nhiều hơn những gì bạn nghĩ bạn cần làm:

 

Các giáo viên hướng dẫn thường sẽ bảo bạn tự tìm hiểu trước về chủ đề thuyết trình của mình, điều này để bạn biết được mình đang nói về cái gì.

 

Bên cạnh đó, việc này thậm chí còn quan trọng hơn đối với sinh viên quốc tế bởi vì bằng việc nghiên cứu một cách thấu đáo, rõ ràng, bạn không chỉ nâng cao được kiến thức chuyên môn mà còn mở rộng được vốn từ ngữ theo từng chủ điểm. Vốn từ ngữ đó sẽ trở nên hữu ích khi bạn trả lời các câu hỏi thường được nêu ra vào cuối mỗi buổi thuyết trình.

 

Bắt tay vào làm việc trước ngày thuyết trình ít nhất vài ngày, thậm chí kể cả khi bạn mới manh nha ý định. Không nói đến việc bạn thông minh như thế nào, nếu bạn không chuẩn bị chủ đề thật tốt và không có những kế hoạch cụ thể rõ ràng cho những gì bạn định nói thì có thể bạn sẽ bị xem như một người thiếu trình độ.

 

Nếu bạn không được chuẩn bị, lo lắng sẽ làm bạn quên mất việc nói những điều cơ bản nhất bằng tiếng Anh như thế nào. Điều này đã xảy ra với tôi, và đến bây giờ, tôi và bạn tôi vẫn liên tưởng đến nó như sự cố của việc nói luyên thuyên hồi năm 2005. Đừng để điều đó xảy đến với bạn, bởi nó thật sự rất khủng khiếp.

 

2. Nói từ từ:

 

Kể cả người bản địa cũng có lúc mắc lỗi khi nói quá nhanh trong bài thuyết trình, bởi vì họ muốn phải nhanh hết mức có thể. Nếu bạn không phải người bản địa, việc nói nhanh sẽ gây khó khăn hơn cho người nghe vì họ không thể theo dõi kịp bài thuyết trình của bạn.

 

Tin tưởng vào bản thân mình, tự tin và nói chậm rãi để đảm bảo rằng mọi người có thể hiểu bạn đang nói gì và theo sát được mạch suy luận và logic của bạn. Điều này rất hữu dụng để bạn có thể nhấn mạnh lại những điểu chính giúp người nghe phân xác định được những phần quan trọng nhất trong bài thuyết trình của bạn.

 

3. Sử dụng biểu đồ và bảng biểu:

 

Một bức ảnh có giá trị hơn một ngàn từ. Nếu bạn không muốn nói một ngàn từ bằng tiếng Anh, hãy để biểu đồ, đồ thị làm việc đó cho bạn.

 

Tôi đã có một bài thuyết trình mà bao gồm toàn bộ là hình ảnh trước đây, và bây giờ nó vẫn là một trong những bài nói tốt nhất mà tôi đã từng làm.

 

4. Nếu bạn không hiểu câu hỏi, hãy yêu cầu nhắc lại:

 

Hầu hết ở cuối các bài thuyết trình đều là phần câu hỏi và trả lời, và bạn chỉ có thể trả lời câu hỏi khi bạn hiểu. Đừng sợ khi yêu cầu người hỏi nhắc lại câu hỏi hoặc thậm chí diễn đạt câu hỏi theo một cách khác.

 

Tôi cũng thử nhắc lại câu hỏi theo cách hiểu của tôi và điều đó không chỉ giúp mỗi tôi mà cũng giúp những người nghe khác nữa. Nghĩ về câu hỏi và trả lời theo các phần của bài thuyết trình của bạn như một cuộc đối thoại đơn giản, ngoại trừ bạn đang hội thoại với một nhóm người thay vì chỉ là một người.

 

Rất nhiều giáo sư đại học đã cộng thêm điêm nếu phần trả lời câu hỏi của bạn được thực hiện tốt vì vậy hãy vận dụng nó như một cơ hội để nâng cao điểm của bạn.                 

 

Việt Phương (SSDH) – Theo U.S.News

Share.

Leave A Reply