4 kỹ năng cực kỳ cần thiết dành cho du học sinh

0

SSDH – Trong bối cảnh xã hội đầy biến hóa và nhiều thách thức hiện nay, ngoài việc trang bị kĩ lưỡng về tài chính và tinh thần tự lập, mỗi du học sinh cần phải có một số kỹ năng sống tối cần thiết sau.

 du%20hoc%20sinh.jpg

Ảnh minh họa

 

1. Kỹ năng thức khuya dậy sớm

 

Vì thời gian học tập trên lớp và (có thể) đi làm thêm đã chiếm hết thời gian ban ngày của nhiều sinh viên. Vì vậy, “cú đêm” thức khuya học bài là cách duy nhất để hoàn thành việc học. Đặc biệt là vào kì thi, tần số thức khuya càng diễn ra thường xuyên hơn. Chính vì thế, kỹ năng “thức khuya, dậy sớm” là một kỹ năng cực kì quan trọng của sinh viên.

 

Ai cũng biết, thức khuya là một việc làm rất có hại cho sức khỏe, nhưng khi điều kiện khiến nhiều người buộc phải thức khuya thì tìm cách thích nghi là điều cần thiết. Vậy làm sao để giúp việc thức khuya vừa có hiệu quả cao nhất, vừa đảm bảo điều kiện sức khỏe nhất?

 

Đầu tiên, để đạt hiệu quả cao, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết, cụ thể và luôn có sự điều chỉnh hiệu quả khi học vào ban đêm. Hãy cố gắng tránh xa những hoạt động có thể khiến bạn xao nhãng. Hãy làm việc tập trung, hết sức khoa học và nhanh chóng để hoàn thành công việc nhanh nhất có thể và cho phép cơ thể bạn nghỉ ngơi bằng giấc ngủ. Để làm được điều này, bạn nên tránh xa chiếc máy vi tính, hay điện thoại có kết nối mạng, tránh xa những cuộc tán gẫu vô bổ với bạn bè,…

 

Thứ hai là để đảm bảo sức khỏe. Nếu có thể, hãy cố gắng có một giấc ngủ trưa ít nhất là 30 phút. Tiếp theo là có một bữa ăn khuya phù hợp, tránh việc để chiếc dạ dày “sôi” đi ngủ, vì như vậy rất dễ bị đau dạ dày. Nhưng bạn cũng không nên ăn linh tinh về đêm quá nhiều vì như vậy cũng rất có hại cho sức khỏe. Trước khi đi ngủ hãy mát xa mắt và chân tay và chuẩn bị các điều kiện để có một giấc ngủ sâu, ngon nhất có thể. Sáng dậy, hãy cố gắng dành một chút thời gian để tập thể dục trước khi lại tiếp tục vùi đầu vào công việc.

 

2. Kỹ năng chọn bạn

 

Ở môi trường đại học, đặc biệt là các bạn sinh viên học xa nhà, việc có một người bạn đã khó, có một người bạn thực sự càng khó hơn. Hãy chọn cho mình những người bạn đủ tốt, đủ chân thành, nhiệt tình, đủ tự trọng để chơi, học tập và sống cùng.

 

Có những người bạn chơi rất hợp nhưng khi học chung lại không hề có cùng quan điểm hay thái độ cộng tác. Chính vì thế, không tính những lần học nhóm hay thuyết trình đầu tiên, bạn nên chịu khó quan sát và chọn ra cho mình một người bạn ‘tiềm năng’ để rủ họ cùng làm việc.

 

“Chọn bạn mà chơi” là một câu tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng. Việc chọn sai bạn có thể khiến bạn “hỏng cả đời”, phí phạm nhiều thứ từ tiền bạc đến thời gian. Ngược lại, nếu có được những người bạn thân thiết và chân thành, bạn sẽ có được sự chia sẻ và nhiều cơ hội thành công hơn.

 

3. Kỹ năng từ chối

 

Có rất nhiều cám dỗ bạn sẽ gặp phải khi trở thành sinh viên, đặc biệt khi bạn sống xa nhà. Vì thế, nếu không có kĩ năng nói “không” bạn rất dễ xa vào những “cám dỗ”, hay thoi hư tật xấu, khiến bạn mất thời gian cho việc học tập.

 

Trong các hoạt động vui chơi ngoài giờ, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm thế nói “Không” trước một số cuộc vui quá đà, đặc biệt là khi những buổi tiệc tùng hay nhậu nhẹt này ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc làm thêm hay quan trọng nhất là việc học của bạn.

 

Kỹ năng từ chối còn được dùng trong các trường hợp bạn đang rất bận nhưng lại có người nhờ vả, yêu cầu sự giúp đỡ. Nếu không có kĩ năng từ chối, bạn sẽ gặp bối rối, thậm chí mất bạn. Vì thế, hãy học cách từ chối để bạn vừa không bị “mất công, mất việc”, vừa khiến bạn không áy náy.

 

Tất nhiên, nếu có thể giúp đỡ, hãy đừng từ chối. Hãy nói “không” khi cần thiết. Và nói “có” khi có thể. Có những nguyên tắc trong từ chối là: Phải cám ơn hoặc xin lỗi khi từ trối, đưa ra những lí do trung thực, từ chối mềm mỏng nhưng kiên quyết.

 

4. Kỹ năng quản trị việc nhà và cuộc sống

 

Học đại học, bạn sẽ phải đạo diễn từ A đến Z công việc nhà. Điều này là một việc không dễ đối với bất kì một sinh viên nào. Một kỹ năng hết sức cần thiết, nó không dễ nhưng cũng không phải là không thể học nếu bạn muốn và để ý một chút.

 

Ví dụ, nếu bạn không muốn công việc nhà “ngốn” hết cả ngày chủ nhật quý giá. Bạn cần có kế hoạch dọn dẹp nhà cửa vào thời gian rảnh của những ngày trong tuần. Nếu muốn đạt hiệu quả làm việc cao, bạn có thể giảm stress bằng việc làm công việc nhà. Làm việc nhà vào lúc mệt mỏi vừa giúp bạn giảm căng thẳng, vừa giúp không gian nhà ở thoáng mát và thoải mái hơn.

 

Còn rất nhiều kỹ năng sống cần thiết mà sinh viên phải có như: Kỹ năng quản trị bản thân, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng chịu áp lực, kỹ năng ghi nhớ, phản biện,… Thế nhưng, 4 kỹ năng được nhắc đến ở trên là những kĩ năng tối quan trọng, nó có thể quyết định sự “sống sót” của mỗi người trong quãng đời sinh viên.

 

Nguồn: Studylink

Share.

Leave A Reply