Ban tuyển sinh Mỹ đổi GPA trường công Việt Nam sang GPA kiểu Mỹ như thế nào?

0

Sẵn sàng du học – Bạn học trường công và muốn du học Mỹ, bạn sẽ gửi điểm GPA cho trường và muốn biết Ban tuyển sinh Mỹ quy đổi điểm GPA trường công Việt Nam sang GPA kiểu Mỹ như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng SSDH nhé.

GPA = Grade Point Average = Điểm trung bình. Các bạn học theo IB và A-Level không phải đọc bài viết này vì đại học Mỹ đã quá quen thuộc 2 chương trình này, điểm số không cần quy đổi nữa.

my-quy-doi-diem-gpa-truong-cong-sang-gpa-kieu-my-the-nao

Trường công Việt Nam dùng thang điểm 10.0, nhưng trường ở Mỹ dùng thang điểm 4.0. Nhìn sơ qua thì nhiều người nghĩ mình chỉ cần chia GPA Việt Nam cho 2.5 để đổi sang thang điểm 4.0 là xong. Ví dụ, điểm trung bình của bạn là 9.1/10.0, bạn lấy đó chia cho 2.5 để được 3.64/4.00. Tuy nhiên, làm thế là quá đơn giản và không truyển tải sự khác biệt giữa hai hệ thống giáo dục. Điểm trung bình 9.1 ở Việt Nam là rất tốt, trong khi 3.64 ở Mỹ chỉ là điểm tạm được thôi.

Sự khác biệt chính nằm ở việc học sinh ở Mỹ có thể chọn lớp, và độ khó của các lớp ấy khác nhau. Ví dụ, bạn có thể chọn một lớp toán thường, như Algebra (đại số) và Geometry (hình học), hoặc bạn có thể chọn một lớp toán nâng cao như AP Calculus (tích phân) hoặc AP Statistics (thống kê). AP là viết tắt của từ Advanced Placement. Đây là những lớp được thiết kế theo độ khó của các lớp cấp đại học Mỹ. Các học sinh ở Mỹ chọn càng nhiều lớp AP thì càng được đánh giá cao bởi ban tuyển sinh, vì họ ưng những người học lớp khó. Cho nên bên cạnh GPA, ban tuyển sinh còn xét một yếu tố khác gọi là “rigor of coursework,” tạm dịch là độ khó của giáo án. Nhưng mà ở Việt Nam học sinh trường công của mình đâu có lựa chọn như vầy. Ai kêu học gì thì học thôi. Lấy ví dụ như môn đại số và hình học, mình đã học nát bét từ hồi lớp 9 rồi, trong khi học sinh Mỹ lên lớp 10 và 11 mới bắt đầu học. Môn tích phân thì khỏi nói, 100% học sinh trường công ở Việt Nam phải học năm lớp 11 và 12, trong khi đối với học sinh Mỹ, đấy là môn không bắt buộc. Vì vậy, giả sử một học sinh Mỹ không bao giờ lấy một lớp AP nào, chỉ lấy lớp thường, và đạt GPA 4.0 rất dễ dàng. Theo lý thuyết thì GPA của bạn ấy cao hơn bạn Việt Nam với GPA 3.64 ở trên. Nhưng trên thực tế, trình độ của bạn Việt Nam cao hơn nhiều vì giáo án Việt Nam ngang ngửa các lớp AP ở Mỹ.

Đa số ban tuyển sinh của các đại học Mỹ, đặc biệt là của các trường top thường xuyên nhận bảng điểm từ nhiều quốc gia khác nhau, hiểu sự khác biệt này. Nên họ chẳng bao giờ lấy điểm trung bình VIệt Nam chia 2.5 cả. Thay vào đó, họ tham khảo hướng dẫn từ hai tổ chức: ????? ?????????? ?? ????????????? ????????? và ????????????. NAFSA là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên làm việc với ban tuyển sinh học sinh quốc tế và tư vấn viên độc lập như Khương. EducationUSA là một cơ quan thuộc bộ ngoại giao Mỹ, chuyên phổ biến hệ thống giáo dục Mỹ khắp thế giới, tương tự như British Council của Anh và Goethe Institute của Đức. EducationUSA nằm trong lãnh sự quán ở Sài Gòn và hiện diện trong đại sứ quán ở Hà Nội.

Cả 2 tổ chức xuất bản tài liệu riêng hướng dẫn cách đổi điểm. Như các bạn thấy, cách đổi của NAFSA dễ dãi hơn một chút: bạn nào được 8.5 trở lên là được đổi sang khoảng 4.0 của Mỹ; EducationUSA gắt hơn một chút, điểm của bạn phải trên 9.0 mới được đổi sang khoảng 4.0. Ngoài ra, biểu đồ của EducationUSA còn cho thấy số phần trăm của từng nhóm điểm để người đọc dễ so sánh.

??̂́? ???̣̂?: Bài viết này của tác giả Khương Nguyễn. Anh Khương cũng cho rằng mình không rõ trường nào dùng hướng dẫn của tổ chức nào, và anh nghĩ họ sẽ dựa trên cả hai, cùng với phương pháp của chính họ. Nhưng tựu chung, các bạn Việt Nam với GPA trên 9.0 có thể tự tin nộp vào các học bổng toàn phần và toàn học phí đòi hỏi điểm sàn GPA ở mức từ 3.75 trở lên. 

Đọc thêm:

SSDH Team

Share.

Leave A Reply