Bí kíp để không cần nhờ đến thầm may mắn khi phỏng vấn visa Mỹ

0

Sẵn sàng du học – Đúng là sẽ có nhiều điều cần để bạn giành được tấm visa quý giá trên con đường thực hiện ước mơ du học, lập nghiệp tại xứ cờ hoa. Chủ động là nhân tố có thể chưa đủ song nhất thiết phải có khi bạn tham gia phỏng vấn xin visa du học.

Hồ sơ học tập và tài chính của con tôi rất tốt nhưng  không phải hồ sơ tốt nào cũng đậu Visa, vậy những sai lầm mà các bạn học sinh thường xuyên mắc phải khi tham gia phỏng vấn xin visa du học mỹ với lãnh sự quán.

Có quá nhiều học sinh giỏi, họ thích khoe kiến thức lẫn khả năng tiếng anh của mình, họ nói quá nhiều. Lãnh sự sẽ cắt ngang các câu trả lời lan man và chỉ yêu cầu nghe đúng cái họ hỏi. Một ngày họ phỏng vấn rất nhiều học sinh, và họ cảm thấy không đủ kiên nhẫn cũng như thời gian dành cho những câu trả lời quá dài dòng. Cũng quá nhiều học sinh thích Show tài sản mình trước lãnh sự, họ có quá nhiều tài sản dẫn đến việc giải trình khó khăn.

Quá nhút nhát: Nhược điểm của nhiều học sinh là hoảng sợ trước các câu hỏi tiếng anh, khớp khi gặp người nước ngoài, hoảng sợ và bị áp lực tâm lý của gia đình. Việc đó dẫn đến bạn sẽ trả lời phỏng vấn không rõ ràng và lấp lửng để che dấu những khuyết điểm của mình. Việc này rất tai hại có thể khiến lãnh sự nghĩ bạn không trung thực. Kỹ năng giao tiếp là một việc có thể học và trau dồi được. Nên nhớ không phải ai sinh ra đã tự tin, hoàn hảo, mà bạn phải tự hoàn thiện bản thân mình. Lãnh sự Mỹ nói riêng và người Mỹ nói chung, họ thích những con người sôi nổi, năng động, tự tin vào chính mình. – Nên nhớ, đây là một buổi nói chuyện đơn giản.

Nhược điểm của nhiều học sinh là hoảng sợ trước các câu hỏi tiếng anh

Nhược điểm của nhiều học sinh là hoảng sợ trước các câu hỏi tiếng anh

Chưa chuẩn bị kỹ kiến thức: Có nhiều học sinh mang tâm lý phó thác cho nơi làm hồ sơ. Học không tìm hiểu kỹ về bang, trường, ngành thậm chí khí hậu của nơi mình sẽ học tập và sinh sống một thời gian dài khi đi du học. Việc đó làm lãnh sự cảm thấy mất niềm tin vào học sinh này. Chính vì vậy, chúng tôi có lớp dạy Phỏng vấn sẽ bổ sung kiến thức cho học sinh để vững tin trả lời trước mọi câu hỏi của viên chức lãnh sự.

Giải trình mọi việc không hợp lý: Không có lý do chính đáng cho những câu trả lời của mình, những ví dụ sau học sinh hay trả lời không thuyết phục nhất:

• Tại sao không học hết lớp 12 tại Việt nam? Tại sao không học hết năm 2,3 tại Việt Nam mà đi học giữa chừng vậy?

• Tại sao nhà chưa ai đi du lịch nước ngoài? tại sao nhà giàu mà không có xe hơi?

• Tại sao nhà có 5 anh chị em mà có mình em đi du học?

• Làm sao tôi tin em trở về Việt Nam khi chị em đi du học lại lấy chồng ở bên Mỹ?

• Tại sao nghỉ học hai năm rồi bây giờ mới đi học? trong hai năm đó không đi làm đi học gì hết?

Vậy làm như nào để đỗ phỏng vấn Visa Mỹ ngày từ lần đầu?

Trang phục tạo sự chủ động

Không ít người dường như không chú ý lắm tới vấn đề trang phục khi tham gia phỏng vấn visa du học Mỹ. Trang phục là một trong những điều làm nên ấn tượng ban đầu với người phỏng vấn và là hình dung, cảm nhận đầu tiên của họ với bạn.

Trang phục là một trong những điều làm nên ấn tượng ban đầu với người phỏng vấn

Trang phục là một trong những điều làm nên ấn tượng ban đầu với người phỏng vấn

Tính chất chung trong trang phục khi phỏng vấn là lịch sự, có thể nghiêm túc một chút, để tỏ sự tôn trọng của bạn với phỏng vấn viên. Với nam, các bạn nên chọn áo sơ mi, quần sẫm màu và đầu tóc gọn gàng. Các bạn nữ lưu ý không nên trang điểm quá đậm hay lòe loẹt khiến họ nghĩ rằng bạn chú trọng việc đầu tóc hơn là sự nghiệp học tập. Tiêu chí trang phục trên sẽ giúp bạn tự tin và chủ động trong quá trình phỏng vấn visa.

Làm chủ thời gian và câu chuyện

Một điều lưu ý với du học sinh khi phỏng vấn xin visa Mỹ là việc hạn chế "thời gian chết" (khoảng trống) trong quá trình trao đổi. Khi bạn trả lời cố gắng đừng đưa ra những câu trả lời cụt ngủn như "có" hoặc "không" mà phải biết dẫn dắt, kéo dài và tăng cường thông tin cho câu trả lời.

Khi phỏng vấn viên tập trung ghi chép lại câu trả lời của bạn đừng ngồi ngây ra đó mà cần chủ động tạo ra câu chuyện, ấn tượng và ghi điểm. Họ vẫn có thể và luôn lắng nghe bạn mà. Bạn có thể đề nghị được chia sẻ về kế hoạch học tập, kỷ niệm và tình yêu với nước Mỹ hoặc thời điểm dự kiến trở về nước làm việc. Tuy nhiên nếu họ ra hiệu giữ yên lặng thì bạn nên tuân theo và để họ tập trung làm việc.

Chủ động bày tỏ sự biết ơn

Dù kết quả có như thế nào sau buổi phỏng vấn bạn cũng cần giữ thái độ tôn trọng và thể hiện sự biết ơn vì đã dành thời gian và cơ hội của lãnh sự quán, phỏng vấn viên cho mình.

Nên nhớ cuộc phỏng vấn của bạn được phỏng vấn viên ghi lại lý do đậu hoặc trượt. Gặp một phỏng vấn viên thân thiện mà bạn thấy qua toàn bộ cuộc trao đổi trước đó, bạn có thể xin họ cho biết vì sao bạn trượt (nếu gặp trường hợp này) để có thêm kinh nghiệm và cải thiện trong lần sau. Tuyệt đối không bày tỏ thái độ tức giận, hằn học với phỏng vấn viên.

Cuộc phỏng vấn visa du học Mỹ không chỉ đơn thuần là buổi trao đổi để hiểu biết nhau giữa phỏng vấn viên và ứng viên du học xin cấp visa đó còn là cả một nghệ thuật giao tiếp. Phần lớn trong các tình huống chủ động luôn giúp bạn ghi điểm và tạo ấn tượng tốt với người giao tiếp tương tự như với người phỏng vấn của lãnh sự. Chúc bạn thành công.

Chủ động tươi cười và chào thân ái

Bạn có biết một ngày phỏng vấn viên lãnh sự quán phải thực hiện phỏng vấn rất nhiều người. Vì vậy áp lực công việc khiến họ căng thẳng, cáu gắt là điều dễ hiểu. Đừng "đổ thêm dầu vào lửa" bằng sự bực tức, cau có của bạn với phỏng vấn viên, hãy biết tiết chế và điều khiển cảm xúc dù có thể bạn là người phỏng vấn cuối cùng.

Thể hiện sự tích cực chủ động bản thân qua việc chào và mỉm cười tươi với họ ngay cả khi phỏng vấn viên dường như phớt lờ, không chú ý lắm. Để ý, tìm kiếm và cố gắng đón lấy ánh nhìn của họ khi họ hướng về bạn. Khi trả lời câu hỏi hãy nhìn thẳng vào phỏng vấn viên, nếu không tự tin nhìn vào mắt, bạn có thể nhìn vào các chi tiết như trán, cằm hay vai miễn sao bạn luôn giữ sự trực diện với người phỏng vấn.

Tích cực chủ động bản thân qua việc chào và mỉm cười tươi với họ ngay cả khi phỏng vấn viên dường như phớt lờ

Tích cực chủ động bản thân qua việc chào và mỉm cười tươi với họ ngay cả khi phỏng vấn viên dường như phớt lờ

Hạn chế nói tiếng Việt

khi phỏng vấn visa du học Mỹ, các bạn nên trả lời bằng tiếng Anh, hạn chế nói bằng Tiếng Việt. Khi bạn nghe không được họ nói bằng Tiếng Anh hãy nói “Pardon me!”,  “Please repeat for me!” thì nhân viên lãnh sự sẽ lập lại câu hỏi giúp bạn và nếu bạn vẫn không hiểu nội dung câu hỏi thì hãy nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho bạn nhưng nhất thiết bạn phải trải lời họ lại bằng Tiếng Anh. Trừ khi nào khó nói bằng tiếng Anh lắm, hoặc bạn cảm thấy nói bằng Tiếng Anh không đủ để giải thích hết ý của bạn thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt.

Để tránh tình trạng nói Anh Việt lẫn lộn có thể gây mất thiện cảm với Lãnh sự, bạn nên chọn trả lời bằng Tiếng Anh cho những câu hỏi có đề tài mà bạn sẽ trả lời lưu loát và yêu cầu được trả lời bằng tiếng Việt cho những câu hỏi có đề tài mà mình chưa tự tin lắm. Tóm lại, bạn nên lựa chọn giải pháp khôn ngoan trong quá trình phỏng vấn. Nếu bạn không thể trả lời các câu hỏi bằng Tiếng Anh, hãy đề nghị được nói bằng tiếng Việt, hoặc dùng phiên dịch viên, để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, xúc tích, chính xác nhất.

Khánh Ngọc (SSDH)

Share.

Leave A Reply