SSDH – Đi học xa nhà không còn gia đình bạn bè bên cạnh nên việc chi tiêu hàng ngày được các bạn du học sinh tính toán rất kỹ để có được một cuộc sống ổn định. Về vấn đề này xin mời các bạn tham khảo những cách sử dụng tiền của các bạn du học sinh qua những chia sẻ rất chân thật.
“Khéo co thì ấm”
Là một du học sinh ở SUNY(State University of New York, US), Hương chia sẻ: “Mình dù rằng được học bổng ở trường, nhưng tính mình thích đi du lịch và thăm thú để học hỏi nên cũng phải ‘khéo co thì mới ấm…”. Cách quản lý tiền của Hương rất đơn giản, tài khoản còn bao nhiêu tiền, cộng với số tiền kiếm được từ làm thêm, trừ hết đi các loại chi phí sinh hoạt ăn ở, còn lại là tiền dành cho du lịch. “Hồi mình sang Pennsylvania (US) đi thăm một người bạn, mình chỉ có lo chi phí đi lại thôi; đến nhà bạn thì ở nhờ, ăn cũng ăn chung, đâu mất nhiều tiền, hì hì…” Hương nói.
Nguyên, du học sinh ở Pune, Ấn Độ, có cách quản lý tiền chi tiết hơn. Vì phí ký túc xá trường yêu cầu nộp một lần/ năm, Nguyên xin tiền bố mẹ một năm/ lần và lấy tổng số tiền được cung cấp chia cho số ngày ra một số trung bình. Một ngày chi tiêu nhiều hơn mức trung bình là một ngày lo, một ngày chi ít hơn là một ngày vui. Với Nguyên, một vài buổi chi tiêu chặt chẽ thì số tiền dư ra có thể đủ đi xem một bộ phim cùng bạn bè ở rạp. Và nhiều tháng liền như vậy giúp cho cậu sinh viên Việt Nam đủ tiền sắm một chiếc xe máy nhỏ để đi lại giữa trường và nhà; thỉnh thoảng đi thăm những người bạn trong thành phố.
Khác Hương và Nguyên, Hoàng, một du học sinh ở New York lại không làm như các bạn cùng trang lứa của mình. Hoàng tâm sự rằng lúc nào bạn thích và rảnh là có thể rủ bạn bè đi ăn uống nhà hàng; đôi khi cao hứng thì đi bar hoặc lên sàn. Thoạt nhiên ai nghe như vậy đều nghĩ rằng gia đình Hoàng có điều kiện để chu cấp cho những cuộc chơi như vậy.
Nhưng thực ra, Hoàng có cách làm riêng để tự cung cấp: “Có gì mà lạ. Cuối tuần, tớ mở house-party (tiệc uống đêm ở nhà). Có rượu và nhạc, bọn sinh viên đến đông. Mỗi đứa vào cửa thu ít tiền. Sau một buổi tối là kiếm được khối rồi”.
Để tránh gây tổn thất tiền gửi ngân hàng, tránh nợ nần không cần thiết, hoặc chỉ đơn giản là tránh lãng phí tiền bạc, ngoài những chia sẻ trên, dưới đây là một số điều cần cân nhắc cho các du học sinh về việc quản lý tài chính khi đi xa nhà.
1. Báo cho ngân hàng biết
Ngay khi bạn quyết định du học nước ngoài, hãy gọi điện thoại hoặc đi đến chi nhánh ngân hàng địa phương hỏi họ làm cách nào để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Tìm hiểu xem họ có bất kỳ chi nhánh địa phương hoặc liên kết nào ở nơi bạn sẽ cư trú hay không, và những tính năng ngân hàng nào bạn có thể truy cập được tại địa phương đó.
Xác định xem phí ATM hoặc thẻ tín dụng nào sử dụng được, và liệu họ có bất kỳ ưu đãi nào để trang trải những chi phí đó hay không. Thậm chí, ngân hàng hoặc các liên hiệp tín dụng có thể cung cấp dịch vụ đổi ngoại tệ với mức giá thấp hơn nhiều so với khi bạn đang ở một quốc gia khác.
Nếu lệ phí ngân hàng hiện tại có vẻ cao, hãy gọi đến các liên hiệp tín dụng địa phương và các ngân hàng lớn khác để đối chiếu mức giá; các dịch vụ và lệ phí mà ngân hàng quốc tế tính sẽ khác xa nhau, đáng để bạn phải để mắt đến. Ngoài ra, thông báo cho các tổ chức thẻ tín dụng về kế hoạch ra nước ngoài của bạn, cũng như tìm hiểu loại phí nào họ sẽ yêu cầu.
2. Tìm 1 chiếc điện thoại thông minh vừa phải
Nếu không có một chiếc điện thoại quốc tế, thì có thể bạn sẽ phải tìm một điện thoại di động mới và nhà cung cấp dịch vụ mới trên đất khách. Thậm chí nếu bạn có một chiếc điện thoại quốc tế, bạn có thể được mức giá tốt hơn do các nhà mạng địa phương cung cấp, do đó hãy hỏi các sinh viên đã từng đi nước ngoài trước kia để cho lời khuyên.
Điện thoại thông minh giúp cải thiện kinh nghiệm sống ở nước ngoài của bạn đấy, như là bạn sẽ truy cập liên tục để theo dõi đơn mua hàng và xem số dư tài khoản của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tải các ứng dụng hữu ích giúp kiểm tra tỷ giá hối đoái, ngân hàng hoặc ATM, và thậm chí giúp giao dịch khi bạn ra ngoài mua sắm.
3. Tìm cách đem theo tiền mặt 1 cách an toàn
Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, máy ATM và đầu đọc thẻ tín dụng rất ít và hiếm, do đó bạn sẽ phải làm quen với việc mang theo tiền mặt một cách an toàn. Đeo túi tiền ngang thắt lưng; nó kín đáo, và cũng là nơi dễ nhớ khi cất tiền mặt và thẻ.
Khi đến nơi, hãy tìm một ngân hàng địa phương để đổi tiền mặt đủ cho chuyến đi của bạn, ăn uống và tìm một nơi nghỉ ngơi trong vài ngày, chỉ trong trường hợp có nhu cầu.
Nếu bạn không muốn đeo túi tiền ngay thắt lưng vì trông kỳ cục, thì hãy từ bỏ thói quen để tiền mặt hoặc thẻ ở túi sau hoặc trong áo khoác – từ trước đến giờ, đó là mục tiêu dễ dàng nhất cho bọn móc túi.
Luôn luôn để tiền ở túi quần trước. Ngoài ra, nếu bạn đi đến một khu vực có nhiều bọn tội phạm bạo lực, thì lúc nào cũng phải mang theo ít tiền lẻ bên mình – để phòng khi bạn bị cướp, nếu không có gì để giao nộp cho bọn chúng, bạn có thể sẽ bị tấn công.
4. Lưu tâm đến tài chính gia đình
Khi bạn ra nước ngoài, điều quan trọng hàng đầu là vấn đề tài chính; không chỉ số tiền chi tiêu khi xa nhà, mà còn khoản tiền ở nhà nữa. Để tránh đau đầu khi trở về nước, hãy lập hóa đơn trả tiền trực tuyến như hợp đồng lưu trữ và dài hạn.Công cụ miễn phí từ ngân hàng sẽ cho phép bạn theo dõi chi tiêu ở nước ngoài, cũng như quản lý các tài khoản tiết kiệm, tiền đầu tư, hoặc thẻ tín dụng khi bạn vắng nhà.
Hơn nữa, kiểm tra công cụ quản lý tiền của bên thứ ba – công cụ cung cấp một số đầu vào chất lượng, bao gồm phát hành tiền trong tài khoản có lợi ích cao nếu bạn xa nhà trong một thời gian dài, hoặc kiểm tra các phương thức giúp bạn dễ dàng tiếp cận số tiền của mình lúc khẩn cấp.
5. Sớm tìm kiếm các ngân hàng địa phương
Quan trọng nhất, là hãy tiếp tục tìm kiếm. Không chỉ du học nói chung, mà còn về đất khách và những chi tiết cụ thể có liên quan đến không chỉ hải quan địa phương, mà còn cách sống thế nào để có thể xử lý tốt nhất các vấn đề tiền bạc khi bạn cư trú ở đó.
Nhiều quốc gia có các ngân hàng cho phép bạn mở tài khoản du học trong suốt thời gian lưu trú, kết hợp với một khoản tiền gửi tối thiểu, cũng cung cấp dịch vụ địa phương, chi phí thấp, và nhiều lợi ích khác bổ ích dành cho bạn – một người khách.
Tìm hiểu xem ở nơi bạn sống, bạn có thể truy cập nhiều vào các tính năng di động, trực tuyến đã đề cập ở trên hay không, và tìm giải pháp thay thế khi cần.
Patricia Shuler là tác giả Mobile Moo từ Oakland, California. Cô ấy là một người nghiện kỹ thuật đã được công nhận, là người đã nhanh chóng chia sẻ ý kiến trung thực của mình về tất cả mọi thứ liên quan đến điện tử tiêu dùng – bao gồm tin tức cập nhật liên tục, nhận xét của người dùng, và các ý kiến “cởi mở” về một loạt phương tiện truyền thông xã hội, công nghệ, máy tính, và linh kiện thiết bị di động.
6. Đii làm thêm
Đi làm thêm giúp trang trải cuộc sống và học phí là rất tốt. Chắc chắn, ban tự lập được trong cuộc sống và học được rất nhiều thứ từ những công việc bạn làm. Nhưng hãy chú ý, cái bạn cần là “du học thành công” và cuối cùng là “sống tốt hơn, hạnh phúc hơn”. Do đó, bạn cần ưu tiên nhất là việc học tập và trải nghiệm điều mới mẻ bên cạnh việc làm thêm.
Phải nói vậy vì nhiều bạn đi làm thêm kiếm được tiền nên mải mê đi làm thêm mà để lỡ đi nhiều cơ hội. Hãy tưởng tượng thế này, bạn mải đi làm thêm và không đậu trường bạn muốn nên phải học tạm trường khác. Sau đó, bạn thi lại trường bạn muốn vào năm sau. Thế là chi phí đi thi, đi lại, chuyển nhà, tiền nhập học, … ngốn của bạn một khoản lớn nên cuối cùng bạn lại thiệt hại về tài chính.
Do đó, bạn cần khôn ngoan và đi làm thêm đủ thôi, nhưng đừng quá mức cần thiết. Sau này, bạn có bằng cấp, năng lực thì đi làm sẽ kiếm được tiền mà.
7. Ghi chép chi tiêu và quản lý tài chính
Đi du học là cơ hội lớn để học về tiền bạc, vì bạn kiếm tiền và tiêu tiền. Bạn chi tiêu hợp lý thì bạn đi làm thêm ít và có nhiều thời gian cho học tập, vui chơi, trải nghiệm. Bạn chi tiêu không hợp lý thì phải đi làm thêm nhiều và mệt. Do đó, bạn nên ghi chép chi tiêu và quản lý dòng tiền, tức là học cách quản lý tài chính cá nhân.
Bạn phải tính xem đi thi lên cao hay chuyển nhà thì tốn bao nhiêu và cần tích lũy đủ số đó. Nếu không, bạn vay nợ và mất uy tín, hay lỡ cơ hội vì không đủ tiền đóng học phí.
Nguồn: Giáo Dục