SSDH – Những sinh viên mong muốn nhận học bổng từ các Trường học, tổ chức cần nhận thức rằng, bất cứ cái gì bạn post lên mạng đều không đảm bảo được tính riêng tư, chưa nói đến là mọi người có thể bàn luận về nó, chuyển đi hay chia sẻ với người khác và ngay cả khi bạn đã cài đặt chế độ bảo mật trên facebook cũng không thể tránh được. Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng, hiện nay các nhân viên xét tuyển đại học, nhà tài trợ học bổng bạn mà đang tiếp cận có thể sẽ đọc được những thông tin bạn post lên mạng hay nhìn thấy hình của bạn trên đó vì thế tốt nhất hãy thận trọng và suy nghĩ kỹ trước khi đưa thông tin cá nhân của mình lên các trang mạng xã hội hoặc không nên đưa để không ai có thể nhìn thấy được.
Theo một báo cáo năm 2009 của Hiệp hội tư vấn quốc gia về vấn đề nhập học đại học Mỹ (NACAC), có đến 26% trường đại học Mỹ tìm ứng viên cho các chương trình học bổng thông qua các phương tiện internet. Theo khảo sát của tổ chức Kaplan năm 2008 đối với 320 nhân viên xét duyệt hồ sơ đăng ký đại học đến từ 500 trường hàng đầu ở Mỹ cho thấy, cứ 10 người xét duyệt thì sẽ có một người vào kiểm tra thông tin của cá nhân học sinh đó trên mạng trước khi đưa ra quyết định tiếp nhận và 1/3 trong số đó tỏ ra không mấy hài lòng trước những thông tin họ tìm thấy.
Một khi các trường đại học đang ngày càng sử dụng nhiều các trang mạng xã hội làm công cụ tìm kiếm thông tin như Facebook, YouTube, và Twitter thì bạn nên biết cách thể hiện mình như thế nào trên cộng đồng mạng cho phù hợp. Và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để có lợi cho bản thân bạn. Vậy thì hãy bắt đầu để ý đến và xem xét lại các trang mạng xã hội mình đang sử dụng. Giờ đây bạn không nên đơn thuần xem đó chỉ là nơi để giao lưu xã hội và thể hiện những gì mình thích mà hơn thế nữa bạn hãy xem như đó là nơi bạn thể hiện tài năng, sở thích, niềm đam mê, tinh thần tình nguyện hay công việc hàng ngày của bạn. Bạn có thể tìm cách thể hiện những điều này một cách khéo léo, không mang tính chất khoe khoang để có tính thuyết phục cao. Dưới đây là một số kỹ năng giúp bạn làm được điều đó:
Thể hiện sự tin cậy: Đừng ngại ngần post những hình ảnh, thông tin về các hoạt động tình nguyện của bạn. Và trong đó bạn hãy chia sẻ những kinh nghiệm, câu chuyện liên quan đến các hoạt động này mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật của người khác. Rồi nói về những kế hoạch cuối tuần của bản thân. Viết về cuộc sống của bạn mà trong đó thể hiện được những sở thích, niềm đam mê, và tính cách con người bạn một cách có chiều sâu. Đây chính là những điều bạn có thể không thể hiện được trong thư đề nghị xin học bổng của bạn. Và khi bạn post lên kế hoạch học đại học mà mình ấp ủ với những suy nghĩ tích cực thì bạn sẽ có cơ hội kết nối với các trường đại học và các tổ chức cấp học bổng. Hiện nay có đến 26% trường đại học dùng phương tiện tìm kiếm thông tin học sinh trên mạng trước khi quyết định tiếp nhận hay trao học bổng cho ứng viên. Các trường quyết định cách làm này là nhằm hạn chế được những quyết đinh sai lầm và đồng thời cũng là để bảo vệ danh tiếng của trường trong tương lai.
Sử dụng You Tube hay Flickr để post những việc làm sáng tạo của bạn. Hãy post những hình ảnh, video clip về những gì mà bạn muốn chia sẻ với mọi người. Chia sẻ, kết nối thông tin đến các kênh truyền thông xã hội khác.
Viết Blog: Hãy viết Blog để bạn được biết đến nhiều hơn trên cộng đồng mạng. Blog giúp bạn thể hiện bản thân được nhiều nhất. Bạn có thể thoải mái giới thiệu bản thân, thể hiện những sở thích cá nhân, niềm đam mê, hay những yếu tố giúp bạn có cơ hội nhận được học bổng giá trị và gây ấn tượng tốt đối với trường đại học bạn muốn đến học. Thay vì chỉ viết blog chỉ vì sở thích cá nhân, hãy sử dụng nó như một phương tiện hữu hiệu để thể hiện những quan điểm, ý kiến của mình trước các vấn đề cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như, một người bạn của bạn viết về bộ phim cô ấy vừa xem. Cô viết lời bình luận về bộ phim đó một cách chuyên nghiệp nhưng cách cô ấy thể hiện và giọng điệu trong đó cho người đọc nhận thấy được nhiều điều về con người cô.
Giữ quyền riêng tư: Trường đại học College Board cho biết gần như nửa số sinh viên của trường đều đặt chế độ riêng tư trên Facebook. Nhưng các bạn cần lưu ý rằng, ngay cả khi phần riêng tư của bạn đã được khóa nhưng những thông tin bạn post lên vẫn có thể bị chuyển tiếp hay chia sẻ ra ngoài tới những đối tượng mà bạn không mong muốn.
Bạn hãy cứ tưởng tượng việc tìm học bổng như là đi tìm việc làm, các nhà tuyển dụng và các công ty tìm kiếm nhân sự thường tìm kiếm các ứng viên tiềm năng thông qua các trang cá nhân trên LinkedIn và Twitter. Nếu các tổ chức cấp học bổng cũng sử dụng cách này, thì bạn muốn thể hiện như thế nào trên trang cá nhân của mình? Hãy thể hiện được những gì nổi bật và đáng tin cậy nhất để có thể gây được ấn tượng, thu hút và thuyết phục các nhà tài trợ, tổ chức, trường học cấp học bổng cho mình.
Lê Minh – Nguồn US