Các trường ĐH trên thế giới thay đổi phương pháp giảng dạy thời Covid như thế nào?

0

SSDH – Nhằm tạo ra các giá trị tương tự như hình thức làm việc tại nhà (work-from-home) mang lại cho các tổ chức và nhân viên, các trường đại học sẽ sớm chuyển đổi mô hình giảng dạy truyền thống để tích hợp hình thức dạy trực tuyến vào nền giáo dục hiện hành.

cac truong dh thich ung voi covid

Hình thức giáo dục online đang ngày càng phát triển trong một thập kỷ qua, từ những ngày MOOCs (các khóa học trực tuyến mở quy mô lớn) vừa mới xuất hiện cho đến sự ra đời của các tổ chức giáo dục kĩ thuật số đầu tiên (phổ biến ở University of Phoenix và Southern New Hampshire University).

Từ lâu trước khi tình trạng dịch bệnh Covid-19 bắt buộc các trường thay đổi phương thức giảng dạy, nhiều giáo sư đã bắt đầu ghi hình bài giảng để dễ dàng tải xuống và tập trung vào tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm.

[Tham khảo: Video có thể thay thế hoàn toàn các bài giảng đại học – có thể hay không?]

Giải pháp chính là đây: tạo nên một không gian học tập khuyến khích các cuộc bàn luận theo nhóm và tương tác được với vật liệu lớp học.

Sự va chạm và đổi mới sáng tạo

Trong cùng một thời điểm, sự bùng nổ nhanh chóng của các nghiên cứu khóa học, hoạt động kinh doanh và xã hội đã chứng minh các mô hình thực tế liên ngành quan trọng như thế nào trong việc ứng phó với những thách thức trong bối cảnh toàn cầu.

Các trường đại học đã bắt đầu giải quyết tình trạng này và đầu tư nhiều tiền hơn vào khoa học cuộc sống tiến bộ, công nghệ và không gian chế tạo.

Sự va chạm và hợp tác ngẫu nhiên giữa các ngành là một phần rất có giá trị của công cuộc đổi mới. Không gian học tập bậc đại học sẽ được thiết kế nhằm phát triển những sự liên kết này – ví dụ như đưa chuyên ngành triết học vào thảo luận cùng với nghiên cứu khoa học, họa sĩ với kĩ sư, giáo viên tương lai với sinh viên chuyên ngành kinh doanh.

Từ trường đại học biến thành “hệ thần kinh” chỉ huy việc học

Trong lịch sử, hầu hết khuôn viên các trường đại học đều được xây dựng bao quanh bởi sân và các dãy nhà. Tuy nhiên, mô hình này không còn tối ưu trong bối cảnh ưu tiên đổi mới sáng tạo như hiện nay.

Bạn hãy tưởng tượng về một tương lai mà trong đó trường học giống như một hệ thần kinh. Mọi thứ đều liên kết với nhau, tạo nên một mạng lưới vô cùng hiện đại và chặt chẽ.

Trường đại học Cambridge, Massachusetts – nổi tiếng với khuôn viên truyền thống và mạng lưới khoa học công nghệ tối tân – là một ví dụ điển hình cho sự phát triển của mô hình trường học trong tương lai.

[Tham khảo: Đặc điểm của thế hệ Z khi học tập năm 2021]

Môi trường tích hợp

Trong tương lai, các trường đại học sẽ không tách biệt không gian học tập với không gian sinh sống và tiêu khiển. Môi trường tích hợp này sẽ là chìa khóa xây dựng một khu vực năng động hiện đại, cần được nhân rộng trong các “thành phố mini” – về cơ bản tạo dựng nên khuôn viên trường học có tính liên kết nhất. Điều quan trọng không chỉ là kết hợp việc sử dụng các chức năng mà còn phải tái thiết kế mô hình trường học để có thể tiếp tục tận dụng tối ưu mọi yếu tố chúng ta, nuôi dưỡng một mạng lưới vững mạnh.

[Tham khảo: 5 mẹo nhỏ giúp bạn học tốt hơn khi ở nhà đợt Covid-19]

Khuôn viên trung tâm từ lâu đã là khu vực được yêu thích nhất tại các trường đại học. Tuy nhiên đã đến lúc chúng ta phải tưởng tượng ra một mô hình khác biệt, có khả năng tạo ra vô vàn sự tương tác và kết nối mọi người lại với nhau.

Người dịch: Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply