Video có thể thay thế hoàn toàn các bài giảng đại học – có thể hay không?

0

Sẵn sàng du học – Để đảm bảo việc giảng dạy cho học sinh, sinh viên trong thời kì dịch Covid-19, hầu hết các trường học trên thế giới chọn dạy trực tuyến như một sự thay thế phù hợp cho việc học trên lớp, nhưng nếu áp dụng dùng các video thì sao? Hãy cùng SSDH xem có phù hợp không các bạn nhé.

Để đối phó đại dịch covid-19, hầu hết các trường đại học trên thế giới  đã dần dần chuyển sang phương pháp dạy học online và cũng được hầu hết học sinh sinh viên kể cả sinh viên quốc tế đều tương tác kha. Hiện tại đang có hai hình thức được các học viện cân nhắc: học trực tuyến sử dụng phần mềm Zoom, hoặc sử dụng các video quay trước sau đó đăng lên các diễn đàn như YouTube.

ssdh-hoc-online-online-learning-e1586426361147

Sinh viên quốc tế nói gì?

Sinh viên không hề bận tâm việc học trên lớp hay học online, họ quan tâm, với cương vị là người giảng dạy thì giảng viên cần tạo sự thích thú của sinh viên và đảm bảo truyền tải được những kiến thức mới. Việc học của sinh viên liên quan mật thiết hơn đến sự thu hút bề ngoài của người giảng viên. Vì vậy, cần tìm hiểu xem các video sẽ làm kích thích hay giảm hứng thú của sinh viên trong việc học tập.

Tham khảo: COVID-19: Thời điểm dạy học online lên ngôi?

Dùng video trong giảng dạy có cải thiện việc học tập?

Khảo sát và tìm kiếm phương pháp dạy cũng như những bài giảng cần dùng video, các giảng viên cho biết trong 100 bài giảng thì ¼ trong số đó có bao gồm video bên cạnh những nội dung có sẵn thì sinh viên tham gia buổi học đó học được nhiều thứ hơn.

Điều đó có nghĩa những giảng viên dạy trực tiếp trên đại học có thể cải thiện đáng kể việc học của sinh viên bằng cách chèn các video vào trước hoặc sau tiết của mình. Khi video được kết hợp với những phương pháp truyền thống, sinh viên sẽ nhận được những lợi ích khổng lồ.

Nhưng nếu chúng ta thay thế phương pháp dạy truyền thống bằng các video?

Chúng tôi đã tìm thấy 83 bài giảng sử dụng video thay cho một vài phương pháp dạy học. Khoảng 75% thời gian sinh viên học được nhiều hơn khi được tiếp cận với video thay vì ngồi trong lớp học.

Trung bình, ảnh hưởng này khá nhỏ nhưng về lâu dài sinh viên sẽ thích học video hơn. Ảnh hưởng sẽ lớn hơn khi video thay thế sách vở, hoặc được sử dụng để truyền đạt các kĩ năng thay vì kiến thức.

Tham khảo: 7 mẹo “bá đạo” giúp bạn khai thác triệt để lợi ích của việc học online

Việc các video thay thế cho bài giảng trực tiếp, hay bài kiểm tra xuất hiện ngay sau khi video kết thúc hoặc vào cuối học kì, thực chất không quan trọng. Chúng tôi đã tìm ra những video về lâu dài rất bổ ích cho việc học tập và chúng cũng có thể giúp cải thiện các lớp học truyền thống.

Dưới đây là một số tip sử dụng video có lợi nhất trong quá trình giảng dạy

Tip 1: Video sử dụng đa dạng các loại hình truyền thông đại chúng

Sinh viên có 2 nguồn chính để học, đó là những gì họ nhìn và những thứ họ nghe. Đó là nguyên nhân tại sao video mang lại hiệu quả hơn sách vở, các website hay các tệp âm thanh (chỉ sử dụng 1 nguồn chính).

Về video, các giảng viên có thể tự mình biên tập để tận dụng cả 2 loại nguồn, bằng cách làm cho những hình ảnh có liên quan xuất hiện đúng thời điểm người nói đang giải thích. Nhiều giảng viên giỏi đã tận dụng cách này rất tốt, nhưng cũng có những trường hợp không đem lại hiệu quả mong đợi khi xuất hiện lỗi sai.

Tip 2: Video đem lại cho sinh viên quyền kiểm soát

Video cho phép sinh viên điều chỉnh tốc độ của nó. Họ có thể tự mình tăng hoặc giảm tốc độ của video, cũng có thể tạm ngừng để ghi chép hoặc giải lao giữa giờ.

Điều này cho phép sinh viên có thể tiếp nhận được nhiều thông tin mà không bị choáng ngợp.

Học tập thành thạo (Mastery learning) – phương pháp yêu cầu sinh viên phải đạt được đến mức thành thạo mới có thể chuyển tiếp sang vấn đề mới – từ lâu đã được đưa vào sử dụng và cho thấy mức độ cải thiện đáng kể trong việc học tập.

Tip 3: Video khiến việc học trở nên chân thực

Thông thường các giảng viên cũng có thể khiến bài giảng của mình trở nên chân thực hơn bằng cách tổ chức hoạt động nhập vai và mô phỏng, hoặc mời diễn giả: ví dụ, chúng tôi đã từng mời những người mắc bệnh Parkinson đến trò chuyện cùng với sinh viên.

Thay vì ra sức mời mọc diễn giả mỗi năm, chúng tôi đã ghi hình lại những buổi phỏng vấn trực tiếp để sinh viên có thể dùng làm tư liệu học tập cho cả những năm tháng sau này.

Trên video các giảng viên cũng có thể tạo ra những tình huống thực tế vốn không thể thực hiện trên lớp học, ví dụ như CPR (hồi sức tim phổi), phẫu thuật hoặc xây dựng. Khiến cho việc học tập trở nên chân thực cũng giúp khuyến khích sinh viên và việc học tập của họ.

Tham khảo: Mỹ: Nhiều học sinh tiến bộ vượt bậc khi học online mùa dịch Covid-19

Tip 4: Video làm tăng tương tác trong học tập

Sự tương tác cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình học tập. Giảng viên có thể tăng tương tác trong lớp học thông qua các câu hỏi mở, đố mẹo và các buổi thảo luận chia nhóm nhỏ.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các video đều mang lại tính tương tác ngang bằng, thậm chí là nhiều hơn phương pháp giảng dạy truyền thống. Đó là bởi hầu hết các bài giảng đó đều không chú trọng đến việc tương tác giữa sinh viên và giảng viên. Có nhiều công nghệ (như EdPuzzle hoặc H5P) có thể giúp các giảng viên dễ dàng chèn câu hỏi và bình luận vào trong video.

Khi mọi thứ trở lại bình thường thì có tiếp tục dùng video không?

Các giảng viên không cảm thấy họ đang lãng phí thời gian tạo quá nhiều video trong năm nay. Sinh viên có thể đang tiếp thu được ngày càng nhiều điều bổ ích, và khi các lớp học trực tiếp trở lại, video sẽ là nguồn tài sản quý giá trong tương lai.

Chúng ta không muốn bị thay thế vì một danh sách video trên youtube nhưng trong phương pháp giảng dạy vẫn có thể kết hợp video trong nhiều lớp học để nâng cao việc tiếp nhận kiến thức cho sinh viên.

Người dịch: Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply