Chuẩn bị cho chuyến bay đến Anh

0

SSDH – Việc bay đến một quốc gia mới lạ là một điều không hề dễ dàng, đặc biệt khi đó là lần đầu tiên bạn đi nước ngoài một mình. Và tất nhiên sẽ có rất nhiều điều cần chuẩn bị từ trước cho chuyến đi đặc biệt này.

 

Chuẩn bị cho chuyến bay đến Anh

 

Lên kế hoạch cho chuyến đi

 

Vương quốc Anh là một quốc gia có diện tích không quá lớn nhưng lại có rất nhiều sân bay với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày. Không chỉ ở các đô thị lớn mà ngay cả những thành phố hay thị trấn nhỏ hơn cũng có sân bay. Tuy nhiên, những chuyến bay quốc tế thường chỉ đến các thành phố lớn như London, Manchester hay Edinburgh. Nếu nơi bạn học tập không phải là ba địa điểm trên thì khả năng phải đổi máy bay là rất cao.

 

Nếu chuẩn bị trước cho hành trình của mình, bạn chắc chắn sẽ giảm được các rủi ro lớn như trễ chuyến bay, bị lạc ở sân bay… Nên nhớ là một số thành phố lớn sẽ có nhiều sân bay (London có 5 sân bay) nên hãy kiểm tra kĩ lưỡng để đảm bảo bạn đến đúng sân bay đó và biết cách đi từ sân bay đó về nhà. Chẳng hạn, đừng rơi vào cảnh đã có hết giấy tờ hướng dẫn về nhà từ sân bay London Gatwick trong khi điểm đến chính xác của bạn lại là sân bay Heathrow. Trong trường hợp bạn đã đến sân bay mà không biết đường về nhà hay hành lí quá cồng kềnh, bạn có thể sử dụng taxi.

 

Chuẩn bị sẵn sàng giấy tờ

 

Bạn nên lưu ý mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết cho việc nhập cảnh trong hành lí xách tay, bao gồm hộ chiếu, vé máy bay và các giấy tờ liên quan đến visa, giấy kiểm tra sức khỏe… Điều quan trọng là bạn phải được cấp visa và có được giấy tờ xác nhận trước khi đến Vương quốc Anh. Nếu không, bạn sẽ bị từ chối nhập cảnh.

 

Trước khi được nhận lại hành lí ký gửi, bạn sẽ phải trải qua kiểm tra nhập cảnh với hai cổng riêng biệt: dành cho công dân EEA, Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ và cổng còn lại là cho những quốc gia khác. Cần lưu ý xếp đúng hàng để đảm bạo bạn không tốn thời gian xếp lại từ đầu.

 

Nếu không phải là công dân châu Âu, bạn cũng nên có landing card (tạm dịch là thẻ hạ cánh) với các thông tin đầy đủ về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch và việc làm (sinh viên). Bạn có thể xin thẻ này từ nhân viên hàng không và điền vào đơn từ trước.

 

Một nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hộ chiếu và visa của bạn. Ngoài các giấy tờ về visa, bạn cũng cần mang theo thư nhập học từ nhà trường, giấy tờ xác minh nhà ở cũng như chứng minh tài chính phòng trường hợp được hỏi. Mặc dù bạn sẽ không phải trải qua bất kỳ bài kiểm tra tiếng nào nhưng các nhân viên hải quan sẽ hài lòng hơn nếu bạn hiểu họ nói gì mà không cần thông dịch viên.

 

Tất cả những giấy tờ trên cần được mang theo trong hành lí xách tay vì bạn sẽ phải qua kiểm tra hải quan trước khi được nhận hành lí của mình.

 

Nếu bạn mang theo hơn 6.750 bảng Anh tiền mặt (dù là hối phiếu hay séc) thì bạn cần phải khai báo trong một tờ đơn và bạn cũng cần photocopy tờ khai này trong trường hợp cần dùng trong tương lai.

 

Phòng hờ bất trắc

 

Bên cạnh những giấy tờ quan trọng kể trên, bạn cũng nên mang theo những thông tin trường Đại học của mình. Thường thì du học sinh ít gặp vấn đề gì quá to lớn trong lúc kiểm tra vào Anh, nhưng trong trường hợp có rắc rối thì đây sẽ là địa chỉ liên lạc duy nhất bạn có thể “cầu cứu” hoặc để nhân viên an ninh gọi điện xác nhận với trường. Mỗi trường sẽ có những người chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến giấy tờ của sinh viên. Hơn nữa, bạn cũng có thể bị rơi vào hoàn cảnh được cho một hoặc hai tháng xuất cảnh để nhập cảnh lại (Leave to Enter).

 

Thỉnh thoảng một số du học sinh cũng không may vướng vào những vấn đề như hoãn chuyến bay, mất hành lí … nhưng nỗi lo lắng của chính bạn mới là vấn đề đáng ngại nhất. Vì thế, hãy thả lỏng đầu óc và tìm tới sự trợ giúp của những nhân viên sân bay để sớm được giải quyết vấn đề.

 

Nguồn: Suu Tầm

Share.

Leave A Reply