SSDH – Theo xu hướng hội nhập giáo dục toàn cầu, Đức gần đây đã “dỡ bỏ” các “rào cản học phí” cho sinh viên quốc tế có nguyện vọng theo học tại quốc gia này ( theo BBC). Khi đó, cả sinh viên Đức và sinh viên quốc tế đều trả mức học phí tương đương nhau và không đáng kể để đạt được tấm bằng Cử nhân tại các trường Đại học Đức.
Trong khi những quốc gia khác như Anh, Hoa Kì, Úc phân biệt “sinh viên quốc tế” dựa trên tiêu chí mức học phí thì Đức hướng tới việc hỗ trợ toàn bộ chi phí du học thông qua nhiều chương trình học bổng khác nhau.
Tổ chức Dịch vụ trao đổi học thuật nước Đức ( DAAD) là tổ chức độc lập về quỹ cộng đồng của viện giáo dục bậc Đại học tại quốc gia này. Hàng năm, các Chi nhánh khu vực, các Trung tâm thông tin và Các chuyên gia của DAAD “phủ sóng mạng lưới dịch vụ” trên khắp thế giới đã cung cấp nhiều thông tin và hô trợ tài chính cho 120 000 sinh viên tiềm năng cũng như trợ cấp cho việc nghiên cứu quốc tế.
Những yêu cầu để học tại Đức
Thị thực và Giấy phép nhập cư
Với tư cách là một sinh viên quốc tế, du học tại Đức, bạn bắt buộc phải có “2 món” quan trọng nhất là Visa và Giấy phép nhập cư.
Visa này sẽ phụ thuộc vào nơi bạn đến và kế hoạch bạn ở Đức là bao lâu. Để biết thêm thông tin chi tiết về yêu cầu của Visa, bạn có thể liên hệ ngay với Đại sứ quán Đức hoặc Lãnh sự quán Đức tại nước bạn.
Chứng minh khả năng tài chính hoặc học bổng
Trước khi bắt đầu học ở Đức, bạn cần chứng minh rằng mình có đủ khả năng tài chính để lo cho bản thân. Trong hầu hết các trường hợp, ứng viên phải chứng minh mình có khoảng 8000 euros “dự trữ” trong một năm.
Thi đầu vào các trường Đại học
Nếu bạn muốn học ở Đức, bạn cần “vượt qua” một “Hochschulzugangsberechtigung” hoặc “kì thi đầu vào đại học”. Đây sẽ là tấm bằng chứng minh “bạn đã được rời trường cấp 3 rồi” và đủ điều kiện để vào đại học.
Tiếng Đức
Đối với hầu hết các chương trình đào tạo tại Đức, kĩ năng tiếng Đức là một điều kiện tiên quyết để bạn có thể theo đuổi chương trình bậc Đại học tại Đức.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn “không biết gì” về tiếng Đức, bạn vẫn có thể học tại đất nước này. Khi đó bạn có thể lựa chọn đăng kí vào một chương trình có bằng quốc tế và bạn không cần “khổ sở” để học tiếng Đức nữa.
Bảo hiểm y tế
Nếu thích học tại Đức, bạn cần thiết phải có “bảo hiểm sức khoẻ”. Bạn cần món này cho hai chuyện: đăng kí vào học tại một trường Đại học của Đức và nộp hồ sơ xin giấy phép nhập cư.
Trắc nghiệm năng lực
Với bài Kiểm tra trắc nghiệm năng lực dành cho sinh viên quốc tế (TestAS), bạn có thể đánh giá một cách thực tế và tổng quan mức độ thành công của mình đối với chương trình học.
Bài kiểm tra này gồm 3 phần:
- Phần kiểm tra ngôn ngữ trên máy tính (onscreen)
- Phần kiểm tra trọng tâm (the Core Test)
- Phần kiểm tra liên quan đến các môn học cụ thể (subject-specific test modules)
Các bước cần chuẩn bị:
Tương tự nền giáo dục ở các quốc gia khác, Đức cũng có nhiều trường Đại học với hệ thống quản lí và chương trình đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các trường đều hướng đến việc cung cấp chất lượng đào tạo tốt nhất cho cả sinh viên bản xứ và ngoài nước.
Khi có nhiều sự lựa chọn, bạn có thể rất “bối rối” và thậm chí “đau đầu” về việc chọn ra một ngôi trường phù hợp với đam mê, năng lực và khả năng tài chính của mình. Bên dưới là tuần tự các bước cụ thể giúp bạn đến gần hơn với nền giáo dục ở Đức.
1. Tìm trường:
Các trường Đại học ở Đức bao gồm cả trường công và trường tư. Thông thường, việc đào tạo ở các trường Đại học được chia thành các nhóm chính: nhóm đào tạo khoa học ứng dụng và nhóm đào tạo nghệ thuật, phim và âm nhạc.
Đa phần các sinh viên đăng kí vào học ở các trường đại học công lập( state-run universities/ public universities) bởi vì họ không phải trả học phí hoặc mức học phí rất rẻ.
2. Tìm chương trình học:
Sử dụng website http://www.university.de/ (tiếng Đức) để tìm kiếm các trường đại học hoặc các khoá học phù hợp.
3. Tìm các chương trình cấp bằng quốc tế
Hầu hết các trường Đại học ở Đức đều đào tạo các chương trình cấp bằng quốc tế. Sinh viên quốc tế phải tập trung tìm kiếm chương trình này hoặc họ sẽ phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về khả năng thành thạo tiếng Đức.
4. Kiểm tra điều kiện tuyển sinh
Đây cũng là 1 bước quan trọng giúp bạn đặt ra mục tiêu phấn đấu và tránh trường hợp bỏ lỡ một ngôi trường “phù hợp” vì mình không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đầu vào mà trường đặt ra.
Vì vậy, hãy kiểm tra tất tần tật các thông tin tuyển sinh tại văn phòng hồ sơ nhận học bổng/ nhận hồ sơ ứng tuyển.
5. Kiểm tra kĩ về yêu cầu tiếng Đức
Chương trình cấp bằng quốc tế không yêu cầu khả năng tiếng Đức. Tuy nhiên, đối với nhiều chương trình khác, bạn bắt buộc phải hoàn thành bài kiểm tra ngoại ngữ này.
6. Xác định nhu cầu tài chính
Dù là học phí rẻ, hay không học phí thì bạn cũng cần “nguồn dự trữ tài chính” cho các chi phí khác khi học tập và sinh sống ở Đức. Thế nên, bạn cần cân nhắc về khả năng tài chính và lựa chọn một trong các hình thức du học phù hợp sau: học bổng, vay nợ hay tự túc tất cả chi phí. Đối với lựa chọn “tự túc”, bạn cần đưa ra bằng chứng về số tài khoản mà bạn chuẩn bị trong quá trình học.
7. Xin Visa
Khi đã được “chấp nhận” bởi trường mà bạn đăng kí học hay đạt được học bổng, bạn cần ngay lập tức xin Visa. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị kĩ càng hơn trong việc chuẩn bị gói hành trang “lên đường” .
8. Tìm nơi ở
Sau khi có Visa, bạn nên liên lạc với văn phòng sinh viên quốc tế để tìm một chỗ ở thuận tiện nhất có thể. Nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn “share” chỗ ở ngoài khuôn viên trường để vừa tiết kiệm chi phí vừa tiện nghi hơn.
Nguồn: Scholarshipplanet