SSDH – Úc là một trong những điểm đến thu hút du học sinh theo học bậc thạc sĩ với hàng nghìn khóa học có tính thực tiễn cao, cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sau khi tốt nghiệp và khả năng xin định cư lâu dài. Chính vì vậy, sau khi đã tốt nghiệp Đại học tại Việt Nam, có rất nhiều bạn sinh viên đã lên kế hoạch du học Úc bậc Thạc sĩ. Thế nhưng, liệu có phải tất cả các bằng Đại học của Việt Nam đều được công nhận ở Úc?
1. Hệ thống văn bằng Úc
Có hơn 400.000 du học sinh ghi danh học tại các cơ sở giáo dục của Úc năm 2007. Sau khi tốt nghiệp, bằng cấp của bạn sẽ được các nhà nhân dụng quốc tế và cơ sở giáo dục hàng đầu trên thế giới công nhận.
Sở dĩ như vậy là vì tất cả bằng cấp giáo dục tại Úc đều thuộc khuôn khổ của một hệ thống quốc gia gọi là Hệ thống văn bằng Úc (Australian Qualifications Framework – AQF). AQF là một hệ thống hợp nhất về bằng cấp quốc gia của các trường phổ thông, trường đào tạo dạy nghề và các trường đại học tại Úc. AQF được công nhận bởi các nhà tuyển dụng, các tổ chức giáo dục và các học viện tại Úc và quốc tế.
Ngoài ra, Úc còn có một hệ thống công nhận bằng cấp của các quốc gia khác với tên gọi Phòng công nhận văn bằng ngoại quốc (National Office of Overseas Skills Recognition – NOOSR). NOOSR hỗ trợ những người nước ngoài đạt tiêu chuẩn có quyền học và làm việc tại Úc, tức là trợ giúp các cơ sở giáo dục Úc công nhận các văn bằng ngoại quốc, cho phép công nhận kết quả học tập trước đây của bạn.
2. Sự phân biệt cấp độ giữa các nền giáo dục
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có hệ thống giáo dục riêng của mình. Vì thế để tiện cho việc so sánh hoặc xếp hạng giữa các trường đại học, các tổ chức uy tín trên thế giới đã đặt ra một số quy chuẩn chung trong việc đánh giá một trường đại học như sau:
Tiêu chí | Đánh giá |
Danh tiếng học thuật (Academic reputation) | 30% |
Danh tiếng sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng (Employer reputation) | 10% |
Tỉ lệ giảng viên/ sinh viên (Faculty: student ratio) | 20% |
Số lần trich dẫn/ bài báo khoa học (Citations per paper) | 15% |
Số bài báo khoa học công bố/ giảng viên (Papers per faculty) | 15% |
Tỷ lệ giảng viên quốc tế và sinh viên quốc tế (Proportion of international faculty and proportion of international students) | 5% |
Tỷ lệ sinh viên trao đổi ở trong nước và tỷ lệ sinh viên trao đổi với các trường ở nước ngoài (Proportion of inbound exchange students and proportion of outbound exchange students) | 5% |
3. Vậy bằng cấp của Việt Nam có được công nhận ở Úc không?
Như vậy nếu các bạn muốn bằng cấp của mình được công nhận ở các nước như đã đề cập ở trên thì các bạn nên tìm kiếm các hiệp hội nghề nghiệp chuyên môn đề gửi bằng của mình đến để đánh giá. Nếu bằng cấp của bạn khi đã gửi đi mà chưa được công nhận thì các bạn cũng đừng có quá thất vọng vì sau khi đánh giá bằng cấp của bạn xong, Chủ tịch của các hiệp hội đó sẽ có một lá thư cho bạn. Nếu bằng của bạn được chấp nhận học Cử nhân tại Úc thì họ sẽ chúc mừng còn nếu chưa thành công thì họ sẽ yêu cầu mình hoàn thiện về kiến thức để đạt yêu cầu của họ đề ra.
Thái Hải (SSDH) – Theo New Ocean