Coi chừng những “xưởng văn bằng” và “xưởng kiểm định”

0

SSDH – Trước khi nộp đơn vào một trường đại học tại Hoa Kỳ, sinh viên cần phải khảo sát và điều tra kỹ trường đại học và chương trình học tập mà mình muốn theo học. Bước đầu tiên và quan trọng nhất để quyết định chất lượng và tính hợp pháp của một trường đại học là kiểm tra xem trường học đó có được kiểm định và công nhận chất lượng hay không.

 4.jpg

 

Nhưng vấn đề không hề đơn giản, trong khi tìm kiếm các chương trình đào tạo bậc đại học, sinh viên đôi khi bắt gặp những “xưởng văn bằng”, là những cơ sở giáo dục thiếu minh bạch hoặc những tổ chức cấp các loại văn bằng, chứng chỉ bị xem làm giả. Họ cũng có thể gặp phải những “xưởng kiểm định” – những tổ chức kiểm định và đảm bảo chất lượng hoặc những tổ chức cấp chứng nhận kiểm định chất lượng bị cho là giả cho các trường. Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu của Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam và Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học Hoa Kỳ (CHEA) về phương pháp nhận diện các “xưởng văn bằng” và “xưởng kiểm định”.

 

Những xưởng văn bằng và xưởng kiểm định gây nhiều hiểu nhầm và tác hại. Tại Mỹ, những văn bằng chứng chỉ do các xưởng này cấp có thể không được các trường khác công nhận khi sinh viên muốn xin chuyển trường hoặc theo học chương trình sau đại học. Cơ quan có thể không chấp nhận những văn bằng chứng chỉ do các xưởng văn bằng cấp khi xét hỗ trợ học phí cho nhân viên học tiếp lên.

 

“Chứng nhận kiểm định” do một xưởng kiểm định cấp có thể đánh lừa sinh viên và người dân nói chung về chất lượng của một trường. Với sự hiện diện của các xưởng văn bằng và kiểm định, sinh viên có thể tốn một khoản tiền lớn mà không nhận được sự giáo dục/đào tạo cũng như một văn bằng, chứng chỉ hữu dụng nào.

 

Ở phạm vi quốc tế, các xưởng văn bằng và kiểm định đánh lừa người dân bằng nhiều cách. Các xưởng văn bằng và kiểm định khi trở thành hàng hóa xuất khẩu làm cho công chúng tỏ ra nghi ngại đối với các văn bằng chứng chỉ và chứng nhận kiểm định thực thụ. Sinh viên ngoài nước Mỹ có thể bị lừa vì họ không có đủ thông tin và kinh nghiệm để nhận biết một trường Mỹ nào đó có phải là một “xưởng văn bằng” hay không.

 

Những chính quyền nước ngoài muốn tìm hiểu về trình trạng kiểm định của các trường Mỹ cũng có thể bị đánh lừa. Những sinh viên và chính quyền cả tin của những quốc gia khác có thể chỉ biết đó là một trường “Mỹ” mà không hề biết rằng đó là một xưởng văn bằng. Ở bậc giáo dục đại học chưa hề có một định nghĩa nào về “xưởng văn bằng” hoặc “xưởng kiểm định”. Ngoại trừ một số bang, hầu hết các bang đều không có ban hành luật và quy định về các tổ chức này.

 

Một số cơ quan của chính quyền liên bang có thể để mắt đến các xưởng này nhưng cho đến nay việc làm này vẫn còn khá hạn chế. Nhìn chung, các xưởng văn bằng không đạt trong lần thẩm tra đầu tiên của các tổ chức kiểm định (xét duyệt tính hợp lệ, tiêu chuẩn, hoặc kiểm định ban đầu) và do đó nằm ngoài tầm kiểm soát của các tổ chức kiểm định này.

 

Tương tự như thế, các xưởng kiểm định phải chật vật với khâu thẩm định ban đầu để được công nhận và do đó cũng tránh được sự giám sát này. Để nhận diện những xưởng văn bằng và kiểm định không phải là dễ, do các xưởng văn bằng/kiểm định có một số đặc điểm tương tự như các trường đại học quen thuộc và các tổ chức kiểm định có tiếng tăm.

 

Tuy vậy, sinh viên và công chúng có thể nhìn vào một số dấu hiệu cho thấy đó có thể là một xưởng văn bằng hoặc xưởng kiểm định. Chính sự hiện diện cùng lúc của một số dấu hiệu trong những dấu hiệu này là cơ sở cho thấy sinh viên và người dân có thể đang gặp phải một “xưởng”.

 

Dưới đây là một chuỗi những câu hỏi nhằm giúp xác định một xưởng văn bằng hoặc xưởng kiểm định. Trong mỗi trường hợp, nếu chẳng hạn đa số các câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây là “có” hay “đúng” thì sinh viên và người dân nên xem đó là dấu hiệu cho thấy khá rõ là họ đang gặp phải một xưởng.

 

Trong trường hợp này, tốt nhất là sinh viên và người dân nên tìm những lựa chọn khác để học và để đảm bảo chất lượng. Xưởng văn bằng Nếu phần lớn các câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này là “có” hoặc “đúng” thì trường đang xét có thể là một “xưởng”.

 

• Bằng cấp có thể mua được không?

 

• Có sự tự nhận đã kiểm định trong khi không hề có minh chứng cho sự kiểm định ấy?

 

• Có sự tự nhận đã kiểm định bởi một tổ chức kiểm định đáng nghi ngờ?

 

• Trường không có giấy phép của bang hay liên bang hoặc thẩm quyền hoạt động?

 

• Có phải sinh viên không bắt buộc phải đến lớp hoặc, nếu có, không phải đến lớp nhiều?

 

• Có phải sinh viên chỉ phải làm ít bài tập là lấy được tín chỉ?

 

• Có phải chỉ cần một khoảng thời gian ngắn là có thể lấy được bằng?

 

• Có thể cấp văn bằng đơn thuần trên cơ sở xem xét kinh nghiệm và lý lịch (resume)?

 

• Có rất ít điều kiện để được xét tốt nghiệp?

 

• Học phí có quá cao so với mức học phí bình quân của các trường đại học?

 

• Hoặc, học phí có quá thấp đến mức không tương xứng với chi phí cho việc đào tạo hợp pháp không?

 

• Có phải trường không cung cấp thông tin gì về cơ sở hoặc địa điểm kinh doanh hoặc địa chỉ mà chỉ liên lạc qua hộp thư thôi chẳng hạn?

 

• Có phải trường không cung cấp danh sách cán bộ giảng dạy và bằng cấp của họ?

 

• Có phải trường có tên hao hao giống những trường đại học có tiếng khác?

 

• Trường có đưa ra những nhận định gì trên các ấn phẩm của mình mà không hề có minh chứng? Xưởng kiểmđịnh Nếu phần lớn các câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này là “có” hoặc “đúng” thì tổ chức đang xét có thể là một “xưởng”.

 

• Tổ chức có cho phép mua chứng nhận kiểm định không?

 

• Tổ chức có đăng danh sách các trường hoặc chương trình đào tạo mà họ tự cho mình đã kiểm định trong khi các trường hay chương trình ấy không hề hay biết mình được nêu tên trong danh sách hoặc đã được kiểm định?

 

• Lệ phí cho việc chứng nhận kiểm định có quá cao so với mức phí bình quân của các tổ chức kiểm định?

 

• Tổ chức có tự cho mình được công nhận (bởi USDE hoặc CHEA chẳng hạn) trong khi họ không hề được công nhận như thế?

 

• Tổ chức không công bố hoặc công bố rất ít tiêu chuẩn về chất lượng?

 

• Có phải chỉ cần một khoảng thời gian ngắn là có được chứng nhận kiểm định?

 

• Có phải việc xét duyệt cấp chứng nhận kiểm định đơn thuần chỉ dựa vào hồ sơ nộp vào chứ không bao gồm việc tổ chức kiểm định đến cơ sở thị sát hay phỏng vấn các nhân viên nòng cốt?

 

• Chứng nhận kiểm định có được cấp “vĩnh viễn” chứ không yêu cầu phải xét kiểm tra lại định kỳ sau đó?

 

• Tổ chức có sử dụng tên hao hao giống các tổ chức kiểm định đã được công nhận?

 

• Tổ chức có đưa ra những nhận định gì trên các ấn phẩm của mình mà không hề có minh chứng?

 

Đông Đức – Theo Doanh nhân Sài Gòn

Share.

Leave A Reply