Đã đến lúc cần thay đổi hệ thống tuyển sinh đại học tại Anh

0

SSDH – Các trường đại học Anh có thể sẽ thay đổi thời điểm xét tuyển đến sau khi có kết quả A-level nhằm tạo thêm cơ hội cho học sinh.

 

tt-22-9-20112

 

Như vậy, những học sinh đạt kết quả tốt nghiệp tốt sẽ cảm thấy phấn chấn trước kết quả đạt được và tạo động lực lớn để đăng ký vào đại học.

 

Sự chuyển biến này được nhìn nhận là bước cải tiến mới mẻ cho quy trình giáo dục sau một thời gian dài không thay đổi.

 

Năm 2004, giáo sư Steven Schwartz, sau này là hiệu trưởng trường đại học Brunel đã có bản báo cáo trình lên chính phủ đề xuất về việc này. Tuy nhiên, bản đề xuất đã không được chấp nhận trước những phản ứng khá gay gắt từ phía các trường đại học trong nước. Các trường hầu như không đồng tình vì họ lo ngai điều đó sẽ làm gián đoạn cho cả năm học.

 

Nhưng, giờ đây có thể xem là đã thời điểm thích hợp cho việc này.

 

Cả ông Vince Cable, phụ trách các vấn đề kinh tế chính phủ trong đó có cả các trường đại học và bộ trưởng bộ đại học David Willetts đều cho rằng cần phải có sự quan tâm thực sự và cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề này, bởi đây là một trong số ít các chính sách giáo dục mà không nhận được nhiều sự đồng tình của các bên liên quan.

 

Các nghiên cứu đưa ra những dẫn chứng thuyết phục rằng hệ thống đăng ký đại học sau khi nhận kết quả tốt nghiệp A-level sẽ đưa lại sự công bằng hơn, nhất là đối với những học sinh có điều kiện khó khăn, hay ở các trường công lập và các vùng thiểu số.

 

Nghiên cứu của trường đại học Warwick cũng cho thấy với hệ thống xét tuyển đại học hiện nay thì không có lợi cho đối tượng học sinh thu nhập thấp, ở vùng thiểu số và cũng như gây bất lợi cho những học sinh nộp đơn muộn. Những học sinh nộp đơn chậm thường là những em không có điều kiện và không dám chắc là mình có khả năng vào đại học hay không.

 

Nghiên cứu của trường UCAS cũng cho thấy tỉ lệ dự đoán chính xác mức độ xếp loại của học sinh chỉ khoảng 45%, còn đối tượng thuộc nhóm kinh tế, xã hội thấp nhất thì xác suất còn thấp hơn chỉ ở mức 39%. Các trường công lập cũng không giám chắc được số lượng học sinh đạt kết quả loại As and A*s còn khối tư thục thì hoàn toàn ngược lại.

 

Tổ chức khuyến học nông thôn (VPET), nơi đứng ra giúp đỡ những học sinh khá giỏi nhưng điều kiện khó khăn có cơ hội được vào đại học, tin tưởng hệ thống mới sẽ đưa đến sự công bằng hơn.

 

Vào thời điểm hiện nay, nhiều học sinh tài năng thuộc các gia đình thu nhập thấp đã không đăng ký vào đại học. Các em thiếu sự tự tin và cảm thấy không thoái mái khi khẳng định mình sẽ đạt tốt nghiệp loại A* và A, mặc dù có thể điều này gần như đã nắm chắc trong tay. Hệ thống mới sẽ giúp các em tự tin thể hiện những thành quả của mình và không ngần ngại đăng ký vào trường mình mong muốn.

 

Tổ chức khuyến học đã từng tiếp cận một số em không đạt kết quả loại tốt cho chương trình PTCS (chứng chỉ GCSE) để có thể chứng minh khả năng của mình. Học sinh từ các trường này chỉ tập trung cho các Em đạt đủ điểm và có chứng chỉ, không để tâm nhiều đến kết quả xếp loại A hay A*, vì vậy tổ chức khuyến học VPET lập luận rằng “khi đánh giá một học sinh dựa trên kết quả A-level sẽ công bằng và chính xác hơn là dựa trên kết quả GCSE”.

 

Những bạn học sinh điều kiện khó khăn thường tự xoay xở tham gia các lớp dự bị đại học tại các trường dạng sixth-form, nơi các em có thể phát triển niềm đam mê và tìm ra mục tiêu học tập cho mình. Việc đăng ký sau khi có kết quả A-level sẽ tạo điều kiện cho các em tự tin để thể hiện bản thân được tốt nhất.

 

Đối với chính phủ, là nơi của những phát ngôn và tuyên bố mang tính xã hội và quyền lực cao nhất thì dường như hệ thống đăng ký mới này chưa đủ tính bao trùm và thuyết phục để được phê chuẩn và trở thành một chính sách mới.

 

Tập đoàn Russell, là đại diện cho các nhóm trường hàng đầu ở Anh cũng cảm thấy hướng cải tiến chưa đủ tính thuyết phục. Điều đáng lo ngại ở đây là các trường, kể cả các trường khối Oxbridge và nhiều các trường đại học lớn khác khó có thể thu xếp đủ thời gian để phỏng vấn và phân tích nền tảng từng thí sinh một nhằm đảm bảo sẽ chọn ra được nhiều thí sinh giỏi giang mà có ít cơ hội hơn.

 

Tiến sỹ Wendy Piatt, tổng giám đốc tập đoàn Russell cho biết “Chúng tôi cần được thuyết phục rằng những cải cách của hệ thống đăng ký mới phải thực sự đưa lại nhiều lợi ích cho học sinh cũng như không làm ảnh hưởng nhiều đến các chi phí và  gây biến động cho các trường đại học. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần được thuyết phục bởi bất cứ sự thay đổi nào đối với hệ thống hiện tại sẽ không làm hạn chế tính công bằng và khả năng đánh giá đúng năng lực học sinh đồng thời không ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các em. Và chúng tôi cần được biết những thay đổi đó sẽ không ảnh hưởng đến nỗ lực thu hút học sinh có điều kiện khó khăn của các trường đại học.”

 

Tập đoàn này cũng lo ngại viêc phải giảm bớt thời gian năm học trước những thay đổi trên cũng sẽ là điều bất lợi cho tất cả học sinh. Để không làm gián đoạn hay ảnh hưởng thì cần phải điều chỉnh lại lịch trình của khóa học A-level và AS-level.

 

Tuy rằng hệ thống mới có những hạn chế nhất định nhưng với sự chuyển đổi này học sinh được đặt ở vị trí trung tâm trong hệ thống đại học, đúng như mục tiêu được đưa ra gần đây của chính phủ.

 

Lê Minh- Theo The Guardian

Share.

Leave A Reply