Sẵn sàng du học – Theo quy định của luật giáo dục tại Thụy Điển, tất cả trẻ em và thanh thiếu niên đều có quyền lợi học tập giống nhau, không phân biệt giới tính, nơi sinh sống hoặc các điều kiện về xã hội hoặc kinh tế.
Chính yếu tố này khiến Thụy Điển được mệnh danh là quốc gia của nền “giáo dục tương lai” trên thế giới.
Hệ mầm non
Trường mầm non của Thụy Điển được gọi là förskola (cấp học mầm non) dành cho trẻ em từ 1 – 5 tuổi, và có đến 80% số trẻ đến học tại đây. Theo truyền thống, các trường mầm non tại Thụy Điển rất chú trọng đến tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển và học tập của trẻ. Những sở thích và nhu cầu của trẻ hệ mầm non cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, nhà trường còn giáo dục cho trẻ nhận thức giới tính nhằm tạo cho trẻ những cơ hội như nhau trong cuộc sống, mà không phân biệt giới tính.
Mẫu giáo
Tất cả trẻ đến tuổi học đều được sắp xếp một chỗ ở trường mẫu giáo, gọi là förskoleklass (sắp xếp trước). Thời gian học thường bắt đầu vào mùa thu trong năm, cho đến khi trẻ đủ 6 tuổi, để bắt đầu đi học vì đây là điều bắt buộc. Trường mẫu giáo được thiết kế để kích thích sự phát triển và học tập của trẻ, đồng thời cung cấp cho trẻ một nền tảng học tập tốt trong tương lai.
Hệ giáo dục bắt buộc
Hình thức giáo dục này bao gồm trường Tiểu học, gọi là lågstadiet (cấp tiểu học), học từ 1 – 3 năm, tiếp theo là trường trung học cơ sở từ 4 – 6 năm, và sau đó là trường trung học phổ thông từ 7 – 9 năm. Những trường này thường là trường tư hoặc công lập, được miễn học phí, hoặc trường nội trú, trường tư thục, phải đóng học phí.
Sau hệ giáo dục bắt buộc
Tại Thụy Điển, học sinh có quyền chọn học tại các trường trung học phổ thông, mà không cần đóng học phí. Chương trình học của trường thường kéo dài trong 3 năm. Hầu hết tất cả các học sinh, sau khi kết thúc hệ giáo dục bắt buộc, phải bắt đầu học THPT. Để được chấp nhận theo học một chương trình quốc gia, học sinh phải đạt được các kỳ thi bằng tiếng Thụy Điển, như một ngoại ngữ thứ hai, tiếng Anh và Toán.
Ngoài ra, học sinh còn phải đạt được 9 trong tổng số 12 môn học bổ sung. Đối với chương trình đào tạo dạy nghề, học sinh phải đạt được 5, trong số 8 môn học bổ sung. Do giáo dục được tài trợ công khai nên tất cả học sinh đều có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Hơn nữa, cách này nhằm mục đích không hạn chế sự lựa chọn đối với những học sinh có hoàn cảnh kém may mắn hơn, không giống như tại các trường trung học ở vương quốc Anh.
Các quyền lựa chọn
Thật thú vị, là có một mô hình lựa chọn trường học theo ý thích, để học sinh có thể chọn bất kỳ trường công lập hoặc tư thục nào, mà không cần tốn phí. Nếu học sinh cảm thấy không thích trường đang học, có thể chuyển sang học trường khác một cách dễ dàng. Theo báo cáo của Cơ quan Giáo dục quốc gia Thụy Điển, mặc dù hầu hết các bậc phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu, có học vấn, thường có lợi thế hơn trong việc lựa chọn trường học cho con của họ, nhưng học sinh thuộc tầng lớp này lại không mấy "mặn mà" với quyền lựa chọn này, bởi theo họ hầu như các trường đều hiệu quả như nhau.
Các trường tư thục
Tại Thụy Điển, con số các trường tư thục ngày càng tăng, và hiện nay, việc lựa chọn trường học được xem là một đặc quyền. Chính phủ Thụy Điển không ngừng hỗ trợ việc thành lập các trường tư thục, nhưng phải được thanh tra, phê duyệt kỹ và tuân thủ chương trình giảng dạy và các giáo trình theo chuẩn quốc gia. Ngoài ra, còn có một số trường quốc tế, được giảng dạy theo chường trình phù hợp với từng quốc gia. Những trường này do chính phủ Thụy Điển tài trợ một phần và chủ yếu nhắm vào những học sinh của các công dân nước ngoài đang sinh sống tại đây, trong một thời gian ngắn.
Cá Domino (SSDH) – Theo Giáo dục & Thời đại