Điều ít thấy tại Việt Nam nhưng lại là bình thường tại Úc

0

Sẵn Sàng Du Học – Đây có thể coi như sự khác biệt về văn hóa nhưng theo chiều hướng tích cực, những thứ bạn không thường hay làm tại Việt Nam nhưng lại được áp dụng khác nhiều ở Úc.

1.Cảm ơn/Xin lỗi

Khi việc Cảm ơn/Xin lỗi là câu cửa miệng của bất cứ người nào đi du học về thì có vẻ ở Việt Nam đấy là điều quá xa lạ. Mình nhớ khi học ở Úc, mở mồm nói câu Cảm ơn/Xin lỗi như kiểu phản xạ tự nhiên: Lên xe chào lái xe, xuống xe cảm ơn. Đập vào người khác thì xin lỗi, muốn vượt người đi bộ cũng xin lỗi, etc. Nói chung cứ làm gì tương tác đến người khác thì câu Chào/Cảm ơn/Xin lỗi như là phản xạ bật từ miệng ra. Đó là điều mình thích nhất khi sử dụng và cảm thấy hoàn toàn hợp lý. Mình vẫn không thể quên được cái hôm đi làm về muộn (nhớ là tầm 1h sáng), lúc đó quá mệt mỏi rồi và chỉ có thể nói: “Hi there!”, ấy vậy mà bác lái xe cảm thấy rất hạnh phúc và hỏi mình rất nhiều thứ trên đường đi về việc mình làm gì, mệt thế nào, có vất vả quá không, nhà ở đâu blah bloh các thứ. Nói chung là mình rất xúc động và cả đêm hôm đấy mình nghĩ về tình người là cái gì đó dễ kiếm ở Úc.

dieu-binh-thuong-tai-uc-ssdh

Mình nhớ khi học ở Úc, mở mồm nói câu Cảm ơn/Xin lỗi như kiểu phản xạ tự nhiên-SSDH

Nói cũng không phải ý xấu gì, nhưng thực sự việc Cảm ơn/Xin lỗi một người nào đấy đâu đến mức khó nói thế đâu mà phải tự ái, có nhiều khi thấy những thứ đơn giản như vậy cũng tạo nên hình ảnh đẹp đẽ và 2 người gần gũi nhau được. Vậy sao không lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau?

2.Trung thực

Đây là một điều mình nghĩ là ai cũng cần phải có, đó là sự trung thực trong cuộc sống. Có những điều có thể nói dối nhưng có những điều không phải nói dối là thoải mái được. Điều này mình học được khi đã từng làm sót tiền của quán ăn mình làm bên Melbourne, đó là điều khó tránh khỏi khi làm thu ngân. Mình đã nhớ chính xác mình mất tiền như thế nào và nói luôn là mình sẽ bù cho vì lúc đó khá mệt nên mất tập trung, Quản lý không những không nói gì mà còn khen cho sự trung thực không biện bạch ấy. Kết quả là cuối tuần được “bo” vì tiếp khách tốt và tăng tiền cho cả cửa hàng.

Đây là một điều mình nghĩ là ai cũng cần phải có, đó là sự trung thực trong cuộc sống-SSDH

Đây là một điều mình nghĩ là ai cũng cần phải có, đó là sự trung thực trong cuộc sống-SSDH

Ấy vậy mà ở mình sinh ra thì trung thực có lẽ là điều không nên. Có những thứ không biết thì không được nói ra mà phải giấu nhẹm đi vì mọi người nghĩ rằng, nếu mình trung thực mình sẽ bị xấu hổ … Sao mọi người không nghĩ là không biết thì phải nói ra rồi dựa cột mà nghe, chứ cứ giấu thì bao giờ mới tìm ra được kết quả.

3.Chăm chỉ

Thực ra điều này không phải là điều ít khi nhìn thấy ở Hà Nội, rất nhiều người chăm chỉ và cần cù. Nhưng mình đang muốn nói đến đại bộ phận mà vẫn luôn nghĩ: “Tháng riêng là tháng ăn chơi, tháng 2 cờ bạc tháng 3 rượu chè” ý, vì mình chắc chắn bộ phận này vẫn lớn lắm luôn.

Mình nhận ra rằng những con người đi làm F&B luôn là những người chăm chỉ nhất-SSDH

Mình nhận ra rằng những con người đi làm F&B luôn là những người chăm chỉ nhất-SSDH

Mình nhận ra rằng những con người đi làm F&B luôn là những người chăm chỉ nhất. Mình không nói về việc hoạt động trí óc hay hoạt động chân tay, nhưng nói về tần suất hoạt động thì có lẽ không ai địch nổi họ. Mình quen những người làm trưởng ca làm việc thông 12 tiếng đồng hồ như một cái máy, vừa làm sushi, vừa bán hàng, vừa sắp xếp kho liên tục không nghỉ ngơi mà họ không kêu ca… Cảm tưởng thấy mình thật nhỏ bé so với những gì mà họ đã từng làm, mặc dù biết lương cũng khá đấy nhưng mà sức bỏ ra thế là quá mệt với họ.

4.Mở giữ cửa

Hầu như người Việt không bao giờ giữ cửa cho người đi đằng sau mà cứ cắm đầu cắm cổ đi chỉ biết nghĩ đến mình. Nhớ có lần mình ở Úc mình đứng giữ cửa cho một gia đình gồm 1 mẹ đang bồng con và 4 đứa lắt nhắt chạy theo, xong chúng nó đi qua 1 cái là bà mẹ đã bảo là phải cảm ơn anh đi, thế là cả 4 đứa nhóc quay ra cười cảm ơn ngượng ngượng còn đứa nhóc trên tay thì vẫy vẫy tay cười đáng yêu không chịu được. Cái này chắc cũng tại ở Việt Nam không trường lớp nào dạy việc giữ cửa cho người khác là thói lịch sự. Nhưng các cánh mày râu à, để chuẩn men thì tốt nhất nên đọc bài báo về việc: “Đứng cách nhau bao xa thì nên giữ cửa cho người đi sau”, sẽ cực kỳ hữu dụng và luôn được các cô gái trân trọng về thái độ sống đấy.

Đứng cách nhau bao xa thì nên giữ cửa cho người đi sau-SSDH

Đứng cách nhau bao xa thì nên giữ cửa cho người đi sau-SSDH

5.Xách đồ hộ người khác hoặc yêu cầu giúp đỡ họ

Cái này là cái mình cực kỳ xúc động và ấn tượng nhất trong quãng thời gian ở Úc, khi đó là ngày đầu tiên mình bước đến đất nước này và chưa hiểu gì lắm về văn hóa nơi đây. Ngay vừa ra khỏi sân bay có ngay quả thang máy cuốn rõ cao, mà người thì đang có 2 cái vali và 1 cái thùng to kềnh trên người. Vừa ngay khi dứt được ý nghĩ thế là có một bác trai hỏi ngay: “Tôi giúp bạn một tay nhé?”, thế là ông ý cầm cái thùng cat-tong của mình xuống trước cho (thùng nặng nhất) và không hề để ý gì. Không những thế ông ý còn đứng chờ mình mang 2 vali xuống và hỏi thăm: “Bạn là du học sinh mới à? Chúc may mắn nhé!”( tất nhiên là nói bằng tiếng Anh nhé) và lúc ấy ông mới đi.

Khánh Ngọc(SSDH)

Share.

Leave A Reply