Du học sinh Canada tại các trường cao đẳng bị lừa bởi các tổ chức môi giới vô đạo đức

0

Sẵn sàng du học – Theo một cuộc điều tra của Globe and Mail, nhiều sinh viên du học tại Canada nói rằng họ bị lừa bởi các tổ chức môi giới vô đạo đức. Họ bị mất hàng nghìn đô do tin rằng các tổ chức này sẽ sắp xếp cho họ một công việc hay một chỗ trong các trường cao đăng tư để họ có thể ‘dễ dàng’ trở thành xin thường trú vĩnh viễn tại Canada.

ssdh-du-hoc-canada-montréal2

Theo cuộc điều tra, ở một vài trường hợp, người môi giới này đầu tiên sẽ tiếp cận sinh viên, sau đó đăng ký cho họ những chương trình học mà họ “không hề có hứng thú với nó” tại các trường cao đẳng tư để họ có thể đăng ký giấy phép làm việc và tìm một công việc ngay khi đặt chân xuống Canada.

Nhưng mọi chuyện không được như vậy. Các sinh viên nói rằng họ vừa phải làm nhiều giờ hơn luật pháp quy định, vừa phải tìm nhà tuyển dụng đồng ý tài trợ cho họ. Nghĩa là họ phải đăng ký giấy phép làm việc toàn thời gian và trả tiền cho các nhà cố vấn nhập cư để lo giấy tờ cho họ.

Luật nhập cư hiện tại của Canada cho phép sinh viên du học làm việc 20 giờ mỗi tuần và tạo ít cơ hội cho sinh viên được ở lại đất nước sau khi tốt nghiệp trừ khi họ đạt được những yêu cầu nhất định và tìm được một nhà tài trợ.
Tuy nhiên, đã có những người kêu gọi cho phép sinh viên du học được làm việc nhiều giờ hơn sau vụ việc một sinh viên Ấn Độ bị bắt do làm việc toàn thời gian.

Người phát ngôn của CBIE nói với PIE News rằng được làm việc trong quá trình học tập rất quan trọng đối với sinh viên du học.

Họ giải thích rằng “Theo chúng tôi được biết thông qua International Student Survey, được làm việc trong quá trình học tập là nguyên nhân chính tại sao đa số sinh viên du học (62%) chọn Canada,”

The Globe cũng đã phỏng vấn hơn sinh viên du học tại British Columbia và Ontario. Họ nói rằng họ cảm thấy bị “vỡ mộng”.    

Nhiều sinh viên cho rằng sau khi hoàn thành chương trình học, họ có thể tìm được một công việc tốt. Nhưng thành ra công sức của họ lại đổ sông đổ biển, do không có nhà tuyển dụng nào trong lĩnh vực tại Canada đồng ý nhận họ.

Một sinh viên từ Ấn Độ nói rằng anh ta phải trả hơn $32,500 CAD để duy trì giấy phép làm việc trong lúc thuyết phục sếp đồng ý tài trợ cho anh ấy.
“Các nhà tuyển dụng luôn hứa lèo với chúng tôi, nói rằng chúng tôi sẽ sớm được nhận giấy phép làm việc,” anh ta nói với The Globe.

Một sinh viên khác đã phải nộp hơn $25,000 để đăng ký học tại một trường cao đẳng ở BC. Cô nói rằng cô ấy chỉ đến trường một vài lần do nhà cố vấn nhập cư nói rằng cô ấy không phải đến trường thường xuyên. Hiện tại cô ấy có khả năng bị trục xuất khỏi Canada

Khi đề cập đến cuộc điều tra, Denis Sabourin, CEO của National Association of Career Colleges, một tổ chức đại diện cho hơn 500 trường cao đẳng nghề khắp Canada, nói với The Pie rằng NACC chỉ trích gay gắt hành động của những cố vấn nhập cư này. 

“Trải nghiệm của những sinh viên trong cuộc điều tra này không mang tính đại diện cho 160,000 sinh viên trong các trường cao đẳng nghề khắp Canada. Không may là chúng tôi không được trao cơ hội để đưa ra một lời nói công bằng về vấn đề này.”

Sabourin cũng nói thêm rằng hành động buộc tội các trường cao đẳng nghề một cách vô căn cứ như vậy sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với các sinh viên đang theo học tại trường đó cũng như cộng đồng khu vực đó.

Tuy nhiên, cố vấn nhập cư Dave Sage nói với The Pie rằng rất nhiều sinh viên đăng ký theo học tại các trường nghề này thà đi làm hơn là đi học.

“Tôi đã chứng kiến rất nhiều trường, cả tư lẫn công, đang bị lừa bởi những sinh viên ‘giả’ này. Hành động này gây ra rất nhiều thiệt hại đến tài chính lẫn uy tín của trường. Một trong những ví dụ điển hình là sinh viên gấp gáp yêu cầu hoàn trả tiền sau một thời gian ngắn hoặc yêu cầu được học online hay học tích lũy,” Anh ta cho hay.

Thêm vào đó, Sage nói rằng “hàng nghìn” cố vấn nhập cư không có bằng hành nghề cũng đang gián tiếp gây ra vấn đề này.

“Trong ngành của tôi, chúng tôi gọi họ là ‘cố vấn ma’ vì họ không hề xuất hiện trên giấy tờ họ dùng để đăng ký cho sinh viên của họ,” anh ta nói thêm. 

Người dịch: Quốc Kỳ (SSDH)

Share.

Leave A Reply