Du học tại Canada – Niagara Region nghành Ẩm thực

0

SSDH- Bạn có đam mê với ẩm thực và nấu nướng, và đang ấp ủ dự định lập nghiệp tại Canada? Đam mê của bạn chính là tiền đề không thể thiếu, nhưng có lẽ chưa đủ. Hãy đọc hết bài chia sẻ dưới đây để xem bạn đã có những hểu biết cơ bản về công việc với ngành Ẩm thực tại Canada, đặc biệt tại Vùng Niagara Region – quê hương của thác Niagara Falls trứ danh chưa nhé!

1. Triển vọng nghề nghiệp 

Đầu bếp là vị trí công việc có nhu cầu ngày càng cao tại Canada, đặc biệt lĩnh vực này rất cởi mở đối với sinh viên quốc tế, thậm chí sinh viên quốc tế có những lợi thế cạnh tranh nhất định, không giống với đa số các ngành khác, khi việc “cạnh tranh” với người bản địa luôn là vấn đề cần cân nhắc khi lựa chọn ngành học.

Có hai lý do chính cho triển vọng tích cực này:

  • Thứ nhất, Canada là đất nước đa văn hoá (mutilcultural), ngày càng có nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tới học, làm việc và sinh sống, điều này khiến cho nhu cầu về các nhà hàng thuộc nhiều nền ẩm thực khác nhau tăng lên.
  • Lý do thứ hai là nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, số lượng nhà hàng mới được mở ra tăng lên không ngừng, đặc biệt tại các khu vực du lịch nổi tiếng.

Niagara Region là một minh chứng điển hình, với thác nước nổi tiếng thế giới Niagara Falls, nơi đón 14 triệu khách du lịch mỗi năm. Khách du lịch không chỉ bị giữ chân bởi cảnh quan của thác nước, mà còn bởi các trò chơi giải trí, casino, khách sạn cao cấp, và hàng loạt nhà hàng với nhiều nét ẩm thực khác nhau – khiến khu vực du lịch này được ví như Las Vegas của Canada. Tại vùng Niagara, Ẩm thực, dịch vụ nhà hàng, khách sạn là khối ngành phát triển mạnh và tạo ra nhiều việc làm nhất, đặc biệt cho sinh viên quốc tế.

Đặc trưng của các nhà hàng tại Niagara là sự liên kết chặt chẽ giữa việc nấu ăn và ngành sản xuất rượu, vốn là một thế mạnh nữa của khu vực khi Niagara-on-the-lake (10 phút lái xe từ thác Niagara Falls) là vùng đất trồng nho và cho ra đời ra nhiều dòng rượu nổi tiếng. Vì vậy mà các tour ẩm thực, kết hợp việc thử rượu tại vườn và thưởng thức các món ăn đã trở nên rất phổ biến ở đây. Vậy nên để làm một đầu bếp, bạn cần có thêm hiểu biết và kiến thức về rượu và đồ uống nói chung.

Ngoài ra, ngành nấu ăn không chỉ giới hạn tại các nhà hàng và khách sạn. Bạn hoàn toàn có thể làm đầu bếp trong các cơ sở khác nơi cung cấp dịch vụ này như các công ty cung cấp bữa ăn cho nhân viên, trường học hoặc các bệnh viện, viện dưỡng lão, v.v

2. Mô tả công việc và các vị trí công việc

Đầu bếp là loại hình công việc đòi hỏi bạn cần có sự kiên trì, chịu khó và một sức khoẻ tốt để chịu được cái nóng và áp lực trong bếp. Công việc của một đầu bếp (chef) không chỉ là đứng bếp và nấu ăn, mà trong một gian bếp sẽ có nhiều vị trí đầu bếp khác nhau, đảm nhận các trách nhiệm khác nhau. Về cơ bản, với một nhà hàng lớn tiêu chuẩn, có thể có bếp trưởng điều hành (Executive chefs), bếp phó (Sous chefs), đầu bếp (Chefs) và các đầu bếp chuyên biệt (Specialist chefs). Bên cạnh việc nấu ăn, trách nhiệm của các đầu bếp còn bao gồm:

  • Lên kế hoạch, giám sát và điều hành các hoạt động của bếp (bếp trưởng điều hành)
  • Tư vấn cho khách hàng đặt tổ sự kiện
  • Lên thực đơn và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn
  • Ước tính lượng thực phẩm cần tiêu thụ và tính toán chi phí nguyên liệu và chi phí nhân viên
  • Chịu trách nhiệm về nhân sự trong bếp (sa thải và tuyển mới)
  • Đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên mới
  • Có thể đứng bếp trực tiếp nấu, đặc biệt trong những dịp quan trọng (đối với bếp trưởng điều hành, bếp phó)
  • Chuẩn bị và đứng bếp nấu ăn trực tiếp hoàn toàn một thực đơn (đầu bếp nói chung), hoặc một mảng nhất định như làm sốt, soups, salads, các món rau, các món gia cầm, v.v (với đầu bếp chuyên biệt) và tư duy trang trí món ăn
  • Sáng tạo công thức món ăn

Có thể thấy, để làm việc trong một môi trường như vậy, bạn không chỉ cần được đào tạo kỹ năng nấu nướng và hiểu biết về ẩm thực, mà còn cần kiến thức về cách thức điều hành bếp (Kitchen Operations), cách giao tiếp hiệu quả (Communication), v.v. Đây cũng chính là những môn học trong chương trình Quản lý bếp – Culinary Management của trường Cao đẳng Niagara đào tạo trước khi bạn nhận tấm bằng Diploma ngành Ẩm thực tại Canada và bắt đầu hiện thực hoá giấc mơ của mình.

SSDH( gse.edu.vn)

Share.

Leave A Reply