Đừng để cạm bẫy thuê nhà khiến du học sinh nản lòng

0

Sẵn Sàng Du Học – Khi đi du học mỗi học sinh ngoài việc chọn được trường ưng ý thì nơi ở chính là một trong những yếu tố quan trọng để học sinh học tập ổn định trong suốt quãng thời gian học tập du học của mình. Chẳng học sinh nào muốn nay chuyển đến, mai dọn đi. Chính bởi vậy, thuê một ngôi nhà ổn định cùng chủ nhà tốt bụng là điều mơ ước của nhiều du học sinh.

  1. Thuê nhà sao cho phù hợp với cấp học, thời gian làm thêm và kinh phí

Để an cư, du học sinh thường có ba sự chọn lựa:

  • Sống ở ký túc xá của trường (dorm)
  • Sống cùng nhà với người địa phương (homestay)
  • Mướn căn hộ (apartment).

Bạn Phạm Phương (du học tại Anh) phân tích: Đa số du học sinh thường thích mướn căn hộ hơn vì có thể tự do nấu nướng, rẻ hơn và lâu dài hơn.

du-hoc-sinh-thue-nha-ssdh-1

Ở dorm tuy có đầy đủ dịch vụ nhưng nội quy nghiêm khắc bó buộc-SSDH

Mặt khác, mỗi năm học du học sinh đều phải đăng ký và nhận bạn cùng phòng (roommate) mới. Mỗi kỳ nghỉ lễ Tạ ơn (Thanksgiving), nghỉ Đông (Winter break), lễ Phục sinh (Easter) trường đóng cửa, khi ấy du học sinh thường không có chỗ ở, phải đi mướn khách sạn hoặc ở ké bạn bè, rất bất tiện.

Đó là chưa kể đến hè sinh viên lại phải dọn hết ra ngoài. Tiền học có thể không mắc, nhưng tiền ở dorm không chỉ mắc cực kỳ mà sinh viên thường bị bắt buộc phải mua phần ăn trong trường cũng rất đắt lại không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, ở dorm là cách tốt nhất để tiếp cận văn hóa bản xứ.

Sinh viên thường được trường xếp ở với người học chung ngành, chung cấp lớp nên việc kết bạn tương đối dễ dàng. Một số trường bắt du học sinh ở dorm trong hai năm đầu tiên, với rất nhiều hoạt động dành cho du học sinh ở lại trường nên nếu “bị” bắt ở dorm cũng không phải là điều tệ hại.

Úc thường có câu nói: Du học phải sống ở trong dorm mới đúng là học Đại học. Sống cùng với các sinh viên quốc tế là môi trường rất tốt giúp sinh viên Việt nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới, đồng thời cải thiện khả năng tiếng Anh.

Ở homestay (trong nhà của người bản xứ) cũng là một cách sống phổ biến của du học sinh, đặc biệt là các bạn mới đến. Tuy có chỗ ở tốt, giá cả hợp túi tiền (điện, nước, Internet thường được bao luôn, giá từ 300 – 650 USD/tháng), được ăn uống ngon lành nhưng sinh hoạt ở homestay cũng gần giống như ở dorm khiến du học sinh cảm thấy mất tự do.

du-hoc-sinh-thue-nha-ssdh-2

Người ở cùng không hợp tính, hợp cách sinh hoạt dễ dẫn đến “đôi ngả chia ly”-SSDH

Trường hợp mướn căn hộ ở ngoài (một phòng riêng, nhà bếp, phòng tắm) có giá tương đối cao hơn là ở homestay. Tùy vùng, tùy bang, giá chung cư từ 450 – 1.000 USD/tháng, chưa kể điện, nước, Internet. Để “hạ giá thành”, du học sinh thường dán thông báo tìm người hùn tiền mướn căn hộ, chủ động tìm người phù hợp ở cùng. Tuy nhiên, mướn căn hộ không cẩn thận sẽ gặp hai rủi ro: Người ở cùng không hợp tính, hợp cách sinh hoạt dễ dẫn đến “đôi ngả chia ly”, thậm chí phải vô cớ vào tù hoặc gặp chủ nhà không đàng hoàng mất tiền lãng xẹt.

Nơi nào cũng có người tốt, kẻ xấu, du hoc sinh ở xứ lạ quê người cần cẩn trọng cả lời ăn tiếng nói cũng như cẩn thận khi mướn nhà. Phương Thảo, du hoc ở Anh chia sẻ kinh nghiệm mướn nhà: “Có lần bà chủ nhà còn đưa cả passport, giấy tờ nhà, bảng hợp đồng có chữ ký của luật sư cho tôi xem. Nhưng, tôi thử search tên bà trên google thì phát hiện ra bà là kẻ lừa đảo, chuyên lấy passport của người khác dụ “con mồi” mướn nhà, khi nhận được tiền là “đánh bài chuồn”.

Chuyện mướn nhà cũng bi hài qua lời kể của du hoc sinh Mai Trang: “Theo số nhà và con đường chủ nhà cung cấp rằng căn nhà có vị trí rất tiện giao thông đường bộ và cả đường thủy, lại mát mẻ tuyệt vời nhưng khi tôi đi lại mấy lần, đi ngược hay xuôi thì địa chỉ chủ nhà cung cấp đó là cây cầu”.

Không may mắn như thế, một du hoc sinh Úc kể bài học xương máu: “Tôi được dắt đi xem căn hộ, song chỉ xem bên ngoài, còn bên trong xem qua hình. Thấy ưng mắt, giá nhà lại rẻ, tôi mau chóng đặt cọc tiền. Hôm sau hí hửng đến nhận nhà thì chủ nhà biến mất tăm”.

Để giúp du hoc sinh mới qua không bị rơi vào “bẫy nhà”, Hội Sinh viên Việt ở Úc đã lập ra “danh sách đen” khuyến cáo đồng hương không nên ở một số con đường mất an ninh, phải tìm hiểu kỹ căn hộ trước khi giao tiền cọc.

 Những điều du học sinh cần biết khi thuê mướn nhà

Nhằm tránh những rủi ro khi mướn nhà, du học sinh nên tham khảo luật thuê mướn nhà ở nơi mình đến. Dưới đây là một số điều khoản căn bản trong thuê mướn nhà để du học sinh tham khảo:

a.  Bắt đầu việc thuê mướn

  • Yêu cầu xem văn bản chứng minh người cho du hoc sinh thuê có quyền sở hữu/quyết định/thuê mướn lại.
  • Kiểm tra phòng, nhà thật kỹ càng. Kiểm tra các khu vực khác trong nhà và xung quanh nhà.
  • Nếu du hoc sinh đồng ý mướn, khi trả tiền Bond (đặt cọc) phải làm một “Condition Report” (bản báo cáo hiện trạng nhà) liệt kê những hư hại sẵn có trong nhà/phòng có chữ ký của chủ nhà. Du hoc sinh cần giữ lại một bản.
  • Ký hợp đồng “Bond Lodgement” (hợp đồng tạm trú) và giữ một bản photocopy. Sau 10 ngày, yêu cầu chủ nhà cho du học sinh photocopy một receipt (giấy biên nhận) của RTBA (The Residential Tenancies Bond Authority) (để sau này du học sinh đòi lại Bond).
  • Ký hợp đồng “Residential Tenancy Agreement” (thỏa thuận mướn nhà), đọc kỹ các điều khoản như luật lệ trong nhà, thời gian thuê mướn và thời hạn…
du-hoc-sinh-thue-nha-ssdh-3

Chủ nhà không có quyền ép buộc bạn dọn nhà ra bằng vũ lực hay những lý do vô lý – SSDH

b. Khi thuê mướn nhà

  • Chủ nhà không được đòi du hoc sinh đóng tiền nhà trước quá một tháng.
  • Tháng cuối cùng du học sinh dọn ra cũng phải trả tiền nhà, đừng nói là trừ vào tiền Bond, vì làm như thế du học sinh sẽ bị phạt 1.000 USD nếu ra tòa.
  • Hư hại trong nhà. Du học sinh cần ngay lập tức liên hệ chủ nhà (người mà bạn ký hợp đồng thuê mướn nhà/phòng) trong các trường hợp khẩn cấp (hư hại về hệ thống nước, nhà vệ sinh, mái dột, sự cố điện nguy hiểm, cháy nổ…). Nếu chủ nhà không sửa liền, du học sinh có thể kêu thợ đến và chủ nhà có trách nhiệm trả hóa đơn (dưới 1.000 USD). Trong các trường hợp không khẩn cấp, chủ nhà có trách nhiệm sửa chữa trong 14 ngày, sau đó du học sinh nộp đơn lên VCAT, họ sẽ cho người xuống xem xét và nói cho du học sinh biết những thứ nào cần phải sửa chữa (trong 60 ngày). Trong bất cứ trường hợp nào, du học sinh đều phải trả tiền thuê mướn theo đúng hợp đồng.
  • Tăng tiền thuê mướn. Chủ nhà phải thông báo trước khi tăng tiền nhà 60 ngày. Chủ nhà không có quyền tăng tiền nhà quá một lần trong vòng sáu tháng.

c. Kết thúc việc thuê mướn

  • Làm một đơn “Notice to landlord to vacate” (thông báo trả nhà) đưa chủ nhà một bản, du học sinh giữ một bản.
  • Trả tiền những ngày cuối cùng thuê mướn.
  • Dọn dẹp sạch sẽ nhà/phòng.
  • Thủ sẵn “Condition Report” nếu chủ nhà bắt chẹt vào những hư hại trước khi du học sinh dọn vào.
  • Làm văn bản “Bond Claim” (hợp đồng yêu cầu bồi thường) ghi rõ những khoản tiền bị trừ và lý do.
  • Gửi “Bond Claim” đến RTBA.

– Dọn ra

  • Chủ nhà không có quyền ép buộc bạn dọn nhà ra bằng vũ lực hay những lý do vô lý. Chủ nhà sẽ bị phạt 2000$ nếu vi phạm. (Xem lý do trang 24. Nói chung bạn không vị phạm hợp đồng, đập phá, ồn ào, nợ tiền nhà, tồn trữ và thực hiện những thứ phi phạm luật pháp, bạn cứ vô tư)
  • Nếu bạn để quên cái tài liệu cá nhân. Chủ nhà có trách nhiệm giữ trong 90 ngày hay bị phạt 2000$
  • Những tài sản có giá trị (không phải thức ăn hay rác) cần phải giữ 28 ngày nều không sẽ bị phạt 1000$
  • Đưa chủ nhà địa chỉ mới để chủ nhà gửi thư cho bạn hoặc chuyển thư giúp bạn.

Khánh Ngọc(SSDH)

Share.

Leave A Reply