Hệ thống cao đẳng và đại học tại Mỹ

0

Sẵn sàng du học – Hiện nay tại Mỹ có khoảng 4.700 trường ĐHCĐ, trong đó khoảng 45% là các trường Community College (mà ta hay gọi là Cao đẳng Cộng đồng) còn lại là University. Hãy cùng SSDH tìm hiểu bài viết này để hiểu rõ hệ thống giáo dục Mỹ nhé.

ban -do-my

Hệ thống ĐHCĐ Mỹ không theo cách thông thường như ta biết từ các nước. Tức là, Cao đẳng (Community College) Mỹ chỉ là bước đệm để vào Đại học (nếu muốn) chứ không phải là hệ đào tạo hoàn chỉnh để lấy bằng cấp như nước ta.

Như tôi đã nói, ĐHCĐ Mỹ là có 3 loại trường (giống như ở bậc trung học): trường công, trường tư (có thể của các cty kinh doanh giáo dục) và trường tư nhân thế tục phi lợi nhuận (bao gồm các tổ chức tôn giáo). Ta sẽ đi sâu phân tích 2 hệ thống ĐH và CĐ và tính liên kết/ liên thông của chúng:

1. Hệ thống ĐH: Cách gọi University hay College đều để chỉ về trường đại học một cách bình thường. University là một đại học lớn với nhiều trường đại học con (giống ĐH quốc gia Hà Nội sẽ có tập hợp nhiều trường thành viên/ con). Trường Johs F Kennedy là trường đại học con của trường Harvard University. Những trường con này phần lớn sẽ gọi là School hoặc gắn kèm tên trường mẹ hoăc địa danh https://en.m.wikipedia.org/…/John_F._Kennedy_School_of_Gove…

  1. College là cách gọi chỉ 1 trường đại học duy nhất. Tức trong College chỉ có các khoa của trường. Ví dụ như Washington College (ở Maryland) là một trường đại học lâu đời có mặt từ 1782. (https://www.washcoll.edu/…) . Nó có thể có 1 hay vài campus cho một hay nhiều khoa nhưng nó chỉ duy nhất có 1 trường. Các khoa sẽ phải gọi là (ví dụ): Khoa kinh doanh đại học Washington chẳng hạn. Hay như Boston College cũng là một đại học danh giá tại Mỹ (https://www.bc.edu/…)
  2. Institute cũng có thể là đại học. Dễ dàng nhận thấy Massachusetts Institute of Technology là một đại học cực kỳ danh tiếng ở Boston.

Việc gọi University, College hay Institute chẳng thể nói lên mức độ uy tín hay danh tiếng gì về trường đại học. Đây chẳng qua là cách gọi lâu đời khi vừa thành lập trường và nay họ duy trì tên gọi như thế mà thôi (http://www.mit.edu/…)

2. HỆ THỐNG COMMUNITY COLLEGE: (mà ta hay gọi là: Cao đẳng Cộng đồng). Phần lớn các trường Community College (CC) này là trường công và trường con của các trường đại học. Một đại học có thể có nhiều trường CC đặt campus ở nhiều thành phố nhỏ trong tiểu bang. Như bạn được biết, chính phủ cho HSSV vay tiền ưu đãi để học đại học. Tuỳ mỗi gia đình và năng lực học tập của mỗi HSSV mà mức vay khác nhau. Chính phủ khuyến khích học sinh học tại các trường CC gần nhà để giảm (mức vay) chi phí cho 2 năm đầu. HSSV vừa đi làm, sống tại nhà để đi học 2 năm bậc CC, sẽ giúp cho mức vay hay chi tiêu thấp nhất có thể, gián tiếp làm cho khoản nợ vay của HSSV thấp hay nói cách khác, chính quyền tiểu bang không tốn kém nhiều ngân quỹ cho quỹ tín dụng hỗ trợ HSSV vay.

Ở bậc CC này không cấp bằng độc lập có giá trị. Sau 2 năm học với tầm 60-70 tín chỉ, trường chỉ cấp bằng Asociate Degree. Nếu HSSV muốn đi làm một số công việc phổ thông như bán hàng trong tiệm ăn nhanh, Walmart thì cứ đi thoải mái: 5, 10, 20, 30 năm sau có thể liên thông lên University để học nốt 2 năm nữa tốt nghiệp lấy tấm bằng đại học.

Bậc học CC vô cùng thích hợp cho HSSV quốc tế, bởi quy mô nhỏ, học theo lớp với sĩ số tầm vài chục sinh viên được phân loại theo trình độ Anh ngữ đầu vào, một số trường co cả chương trình ESL. Do sĩ số ít, các giáo sư nắm rất rõ năng lực của từng học sinh, có kèm thêm Anh ngữ cho SV yếu năm đầu do lần đầu đến Mỹ nên nghe nói chưa tốt hoặc do thay đổi về phương pháp luận dạy và học so với nước mình. Phần lớn là như vậy, chứ cũng có 1 vài CC có số lượng HSSV theo học con số lên đến gần cả 100,000. (Ví dụ như trường NOVA community college ở Virginia có trên 80,000 SV (https://www.nvcc.edu/medical/…)

Phải nói, hiện nay ước khoảng trên 60-70% học sinh tốt nghiệp trung học ở các nước mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính đến Mỹ học đại học đều chọn học 2 năm đầu tại community college (tối ưu cả 2 yếu tố: năng lực Anh ngữ và tài chính).

study in usa

3. TÍNH LIÊN THÔNG/ LIÊN KẾT GIỮA UNIVERSITY & COMMUNITY COLLEGE: Trong phạm vị hệ thống trường công của từng tiểu bang được ngân sách chu cấp, chính quyền đều yêu cầu (bắt buộc) tạo điều kiện liên thông một cách dễ dàng và vô cùng thuận tiện. Mỗi tiểu bang thành lập một Hội đồng đại học các trường công đại học và cao đẳng cộng đồng do một chủ tịch (chỉ định hay bầu dưới sự quản lý của chính quyền tiểu bang thì tôi không rõ) để quản lý chung toàn bộ hệ thống trường công (tham khảo thêm hệ thống trường công University of Arkansas System – hình bên dưới).

Những HSSV sau khi hoàn thành 2 năm ở Community College có thể chuyển tiếp vào University công trong cùng liên bang. Tuy nhiên, nếu muốn chuyển tiếp vào đại học khác cùng hoặc khác tiểu bang thì cần xem thông tin của đại học đó có cho phép trường community của mình liên thông hay không và cho phép chuyển tiếp bao nhiêu tín chỉ. Nếu không có, HSSV đó phải xin/ nộp kết quả tín chỉ của mình để trường xét duyệt và quyết định nhận là do trường đai học đó. Tất nhiên trong 60 tín chỉ bậc Community College mà bạn đạt GPA toàn A, A+ thì bạn dễ dàng chấp nhận hơn GPA B hay C.

Tôi muốn nhắc lại: sau khi hoàn thành 2 năm Community College là bạn tiến lên học nốt 2 năm cuối ở University/ College để lấy bằng đại học chính thức, chứ không phải học lại cả 4 năm như rất nhiều phụ huynh lầm tưởng. Về chi phí, thì chắc chắn rằng: 2 năm CC sẽ tiết kiệm rất nhiều (thường là 50%) so với Univesity/ College. Về đầu vào của CC thì chỉ cần IELTS 5.5 là OK và không cần SAT nhé.

Hy vọng cung cấp thêm cái nhìn cơ bản cho Phụ huynh và các em

Xem thêm: Sự khác nhau giữa University, College, và Community College ở Mỹ

Nguồn: Đỗ Kim Dũng

 

Share.

Leave A Reply