Du học trường nào ở Mỹ để kiếm được việc làm sau tốt nghiệp?

0

SSDH – Nhiều du học sinh Mỹ khi chọn trường luôn tự hỏi mình nên chọn trường nào để học tốt và sau tốt nghiệp có thể xin được việc làm. Hãy xem câu trả lời nhé.

Nước Mỹ nổi tiếng trên khắp thế giới

Nước Mỹ nổi tiếng trên khắp thế giới

Câu trả lời ngắn:  Trường nào cũng được.

Câu trả lời dài:

Nếu tiền bạc không phải là vấn đề, nhiều người sẽ tự hỏi nên gửi gắm bản thân đến nơi nào cho 4 năm học tiếp theo. Trong một thế giới lý tưởng nhất, bạn có thể bay đến thăm trường, trò chuyện với giáo viên, tương tác với sinh viên, và tưởng tượng mình sẽ thích nghi với môi trường học ở đó như thế nào. Nhưng học sinh quốc tế ít khi có cơ hội làm điều đó. Do vậy, để chọn được trường như ý để học đã khó, tốt nghiệp lại xin được việc lại càng khó hơn. Cùng tìm hiểu bài anh Khương Nguyễn, cựu du học sinh Mỹ qua bài viết dưới đây

Một trong những quan ngại lớn nhất khi chọn trường là cơ hội phát triển bản thân và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp ở mỗi trường thế nào. Nhiều bạn và thường họ dựa vào xếp hạng trên US News, mặc dù không hiểu rằng các yếu tố bảng xếp hạng này cân nhắc gần như chẳng liên quan gì đến chất lượng giáo dục và cơ hội việc làm sau này. Khương từng trò chuyện với một bạn bảo mình rằng: “Em muốn học ở trường A vì họ xếp hạng 48 còn trường B xếp hạng 55 thôi.” Khương lắc đầu bảo tào lao, những trường xếp hạng gần nhau như thế gần như chẳng tạo sự khác biệt gì cả. Và dù trường có xếp hạng thấp thì nó cũng chẳng có ý nghĩa gì về cơ hội tìm việc sau tốt nghiệp.

Một người bạn làm tuyển dụng ở Mỹ một lần nói với Khương: “?? ???????? ????? ? ???? ????? ?????? ??????? (Công ty không quan tâm đến xếp hạng của trường).  Và theo kinh nghiệm tìm việc và đi phỏng vấn của bản thân, Khương thấy điều đó đúng thật, đặc biệt là đối với các đại học khai phóng (Liberal Arts Colleges) nhỏ. Lấy ví dụ hai trường xếp hạng cao ở bang Minnesota của Khương: Carleton College và Macalester College. Một trường xếp hạng 9 và một trường xếp hạng 27. Nhưng Khương chỉ cần lái xe qua bang kế bên là đã gặp những người chưa nghe đến hai trường này bao giờ. Tương tự, vào năm cuối học ở University of Notre Dame, Khương bắt đầu tìm việc. Trường này nằm trong top 20, rất nhiều người Mỹ biết đến, một phần là do đội bóng bầu dục mạnh (giống đội bóng rổ của Duke), phần còn lại là do danh tiếng của chất lượng giáo dục. Nhưng trong các buổi phỏng vấn tìm việc, chẳng nhà tuyển dụng nào hỏi Khương về xếp hạng trường và họ quan tâm đến danh tiếng của Notre Dame ít hơn là kinh nghiệm làm việc của Khương. Tương tự, khi Khương rải đơn xin việc, Khương vẫn bị từ chối hẹn phỏng vấn như bao người khác. Chẳng công ty nào đồng ý sắp xếp một buổi phỏng vấn chỉ vì trên CV của Khương để tên một đại học danh giá.

165165890_225991462548179_2446863155169282307_n

Vậy thì các nhà tuyển dụng ở Mỹ quan tâm đến điều gì khi thuê các sinh viên mới ra trường?

Kinh nghiệm thực tập. Trong một cuộc khảo sát bởi The Chronicle of Higher Education, đây là một tạp chí chuyên về hệ thống đại học và cao học ở Mỹ, các công ty xếp kinh nghiệm thực tập vào ưu tiên hàng đầu khi tuyển dụng, và danh tiếng trường / xếp hạng trường (“College reputation”) đứng bét.

Đứng thứ hai là kinh nghiệm làm việc trên trường. Cho nên các độc giả có thể thấy rằng kinh nghiệm lao động luôn là yếu tố hàng đầu được cân nhắc. Vì vậy Khương luôn khuyên các du học sinh Mỹ hai điều:

Thứ nhất, trong 4 năm học ở đây, các em sẽ có 3 mùa hè. Hãy tận dụng cả 3 mùa hè đó để tìm thực tập, đừng bao giờ chờ đến hè cuối cùng để xin thực tập. Nếu không tìm được thực tập ở Mỹ thì hãy tìm thực tập ở Việt Nam hoặc một nước khác. Đừng bao giờ bỏ cả 3 tháng hè chỉ để đi du lịch và ăn nghỉ. Bạn có thể làm điều đó vào kì nghỉ đông và các kì nghỉ giữa học kì. Các em năm nhất có thể bắt đầu tìm thực tập vào học kì hai. Nhiều đại học có trao grant (chu cấp tài chính) để sinh viên tìm thực tập bên ngoài, và tạo nhiều cơ hội nghiên cứu trên trường vào mùa hè. Hãy tự tìm hiểu và tận dụng tất cả các cơ hội này. Cả ba mùa hè ở Wabash, Khương đều làm thực tập và nhờ đó, CV của Khương khi tốt nghiệp đủ mạnh để cạnh tranh với các sinh viên Mỹ khác.

Thứ hai, hãy làm việc trên trường, dù công việc đó có thể không liên quan đến ngành học. Năm nhất Khương làm phục vụ đồ ăn và tiếp tân ở khách sạn của trường, không liên quan gì đến ngành khoa học chính trị và tiếng Tây Ban Nha Khương học cả. Nhưng khi tìm thực tập cho mùa hè đầu tiên, Khương đã để kinh nghiệm làm 2 việc này trên CV. Người tuyển dụng thực tập cảm thấy ấn tượng là dù Khương chỉ mới 18 tuổi, nhưng đã có từng làm việc kiếm tiền dưới sự giám sát của một người quản lý, và từng giữ một số trách nhiệm lao động đàng hoàng. Vào năm học cuối, Khương tìm được một công việc trên trường liên quan đến ngành học, và đã biến nó thành một công việc toàn thời gian khi tốt nghiệp (độc giả có thể tìm hiểu thêm ở đây https://bit.ly/3srD9PO)

Kết luận:

Như vậy, khi bạn học ở Harvard không khác gì học ở mấy trường top 100 không? Câu trả lời là không nhưng Khương chắc chắn rằng chẳng ai thuê bạn chỉ vì bạn học ở Harvard mà vì kinh nghiệm làm thực tập hè, làm việc trên trường ở Harvard. Bạn không dùng xếp hạng để xin được việc. Tương tự, Khương cũng đã gặp nhiều bạn Việt Nam học ở các trường ngoài top 100 ở Mỹ, nhưng khi tốt nghiệp vẫn tìm được việc tốt, vì trong thời gian học, các bạn ấy chịu khó tìm và làm thực tập. Nói chung, học sinh quốc tế tìm việc ở Mỹ thành công hay không 95% là tùy thuộc vào nỗ lực của bản thân, và một phần nhỏ còn lại là danh tiếng trường mình học.

SSDH Team

Share.

Leave A Reply