SSDH – Đối với sinh viên, mỗi học kỳ qua đi đôi khi nhìn lại bạn thấy thật tiếc vì không đạt được kết quả như mình mong đợi dù trước khi thi đã học miệt mài cả ngày lẫn đêm. Vậy làm thế nào bạn có thể dung hòa được thời gian học và chơi để sau mỗi kỳ bạn hài lòng với kết quả đạt được. Hãy chú ý lập cho mình một kế hoạch theo các bước sau để vừa đảm bảo kết quả tốt vừa nâng cao các kỹ năng học tập nhé:
1. Tạo ra một môi trường học tập phù hợp:
Nhiều ánh sáng, ít tiếng ồn, không gian gọn gàng và đồ dùng thoải mái. Học tập nơi yên tĩnh sẽ tránh bị làm phiền. Tất cả các yếu tố trên rất quan trọng và đảm bảo môi trường học tập tuyệt vời.
2. Chuẩn bị mọi dụng cụ học tập trước khi ngồi vào bạn học:
Đó là bút chì, bút mực, vở, tài liệu theo quy định của nhà trường, máy tính xách tay, sách giáo khoa…
3. Lập thời khóa biểu:
Nên lưu lại lịch học trên lớp, bài tập và những ngày quan trọng khác. Nên vạch ra cụ thể thời gian bạn cần hoàn thành bài tập và các dự án. Có kế hoạch trước như vậy bạn sẽ không phải gấp rút chuẩn bị hoàn thành dự án vào những phút cuối hoặc thức thâu đêm hoàn thành bài tập lớn. Mọi sinh hoạt học tập và vui chơi thể thao cần phải có lịch cụ thể, càng cụ thể bạn càng hoàn thành việc học hành vui chơi càng hiệu quả.
4. Rèn luyện tính bình tĩnh:
Tự bạn cần bình tĩnh và kiên nhẫn. Không ai có thể học cái gì cũng biết ngay.
5. Ghi chép mọi thứ ở lớp học thậm chí cả ở nơi làm việc:
Nên dùng từ viết tắt ghi lại mọi việc, chỉ ghi các thông tin quan trọng, sử dụng tiêu đề rõ ràng lưu lại thông tin, sử dụng hình ảnh/biểu đồ chứng minh thông tin. Đánh dấu các thông tin quan trọng.
6. Bắt đầu làm bài tập khó nhất:
Ví dụ, nếu bạn học toán, hóa, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, hãy bắt đầu học môn hóa và kết thúc là môn tiếng Anh. Nếu khởi đầu học môn khó trước, dễ sau bộ não sẽ dần dần hồi phục.
7. Tránh phiền nhiễu:
Nếu thành viên nào trong gia đình làm bạn bối rối trong khi học, hãy lịch sự yêu cầu họ rời khỏi nơi bạn đang học để bạn có thể tiếp tục học. Nếu bạn có con có lẽ điều này hơi khó, nên tắt TV và đài, còn nếu bạn muốn có chút âm thanh nên chọn nhạc cổ điển.
8. Nghỉ ngơi thường xuyên:
Bạn có thể đi bộ, đi xe đạp hoặc đi chơi với gia đình. Khi nghỉ ngơi thường xuyên, bạn không còn cảm thấy căng thẳng với bài tập về nhà hoặc có thể trở lại với bài tập ngay sau đó.
9. Phát triển kỹ thuật ghi nhớ hiệu quả:
Nên dùng một danh sách ghi lại những điều cần nhớ (ví dụ các công thức) và lựa chọn thẻ flash – dụng cụ dùng ghi nhớ một lượng lớn thông tin được tập hợp lại .
10. Phát triển kỹ năng đọc hiểu:
Khi càng học cao bạn càng được giao nhiều bài tập đọc phức tạp hơn và lớn hơn. Nếu kỹ năng đọc yếu hoặc không thể đọc nắm bắt các thông tin quan trọng thì việc làm bài tập trở thành gánh nặng và kết quả học tổng thể sẽ kém. Hãy tìm cách nâng cao kỹ năng đọc, bạn không cải thiện kỹ năng này sẽ kéo theo sự sa sút trong các môn học khác.
11. Tập trung học các lĩnh vực đòi hỏi sự chú ý nhất:
Bạn sẽ học được nhiều kiến thức hơn nếu chịu khó học.
12. Cải thiện các chiến lược làm bài thi:
Kết quả kiểm tra yếu không phải lúc nào cũng có nghĩa là sinh viên không nắm bắt được kiến thức hoặc không có kỹ năng học tập. Có thể sinh viên hiểu bài nhưng chưa thi tốt thôi. Bạn nên tổ chức cho mình các chiến lược làm bài thi như: Học cách ưu tiên các tài liệu khi ôn thi, chuẩn bị kiến thức trong nhiều ngày cho kỳ thi chứ không chuẩn bị chỉ trong một đêm trước khi thi, đối phó với sự căng thẳng trong khi thi, quản lý thời gian trong suốt bài thi đế đảm bào mọi phần thi học mọi kiến thức được hoàn chỉnh.
13. Tăng cường học nhóm:
Đây là cách bạn có thể cùng bạn bè đố nhau hoặc học nhiều cách thức học ưu việt của bạn bè với nhau.
14. Đặt câu hỏi cho chính mình:
Hãy hỏi những câu hỏi nhấn mạnh như tại sao, cái gì, như thế nào, khi nào ai hoặc ở đâu. Tự đặt câu hỏi trong khi bạn đang đọc và đang học. Trả lời các câu hỏi đặt ra giúp bạn phân biệt tài liệu và ghi nhớ kiến thức bởi vì quá trình hỏi và trả lời có tác động rất mạnh tới trí óc bạn. Cách học này không những làm kiến thức hiện diễn rõ hơn mà còn dễ nhớ hơn.
15. Phải ngủ đủ giấc:
Thức khuya học bài không tốt, thiếu ngủ làm bạn thiếu tập trung và làm giảm khả năng ghi nhớ những gì đã học.
Việt Phương (SSDH) – Theo Wikihow