Làm thế nào để ”sống sót” năm đầu tiên du học?

0

SSDH – Sống một mình, tại một nơi xa lạ – một tương lai nặng nề. Lần đầu tiên trong đời bạn phải rời xa bố mẹ, căn nhà đầy đủ tiện nghi, chiếc giường êm ái để đến với một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, chung phòng với 4 cô bạn mới, và mỗi ngày bạn đều phải đau đầu giữa quyết định nên mua thịt hay là ăn trứng hết tuần này cho tiết kiệm?

 

Bố mẹ sẽ vẫn đều đặn liên lạc, dĩ nhiên, nhưng không phải chỉ để hỏi thăm an ủi mà là ‘’ép cung’’ xem bạn đã làm gi với tài khoản ngân hàng tháng này, và ”Con cam đoan chuyện này sẽ không tái diễn nữa!” có lẽ sẽ là câu trả lời thường xuyên lặp lại của bạn.

 

Làm thế nào để ''sống sót'' năm đầu tiên du học?

 

Vậy làm sao để đối mặt với bước ngoặc cuộc đời này? Dưới đây là một số tips giúp cuộc sống mới của bạn dễ dàng hơn:

 

Bắt đầu với ngân sách của bạn

 

Nhiều sinh viên du học kiếm được công việc part-time rất nhanh, từ đó nguồn thu nhập thêm ổn định sẽ đến với bạn hàng tháng. Và cho dù không có việc, một điều chắc chắn rằng bạn luôn có nguồn cúng ứng từ gia định. Tuy nhiên, hãy sử dụng nó hợp lí. Liệt kê ra những thứ thực sự cần thiết cho cuộc sống của bạn, không phải những thứ bạn muốn. Ước tính số tiền bạn phải chi cho thực phẩm, tiền điện nước, gas và những thứ thiết yếu khác hằng tháng, bỏ chúng qua một bên, số còn lại bạn có thể dùng vào bất cứ việc gì mình muốn. Tìm hiểu nơi bạn thuê nhà, bởi đây sẽ là khoản tốn nhất mỗi tháng của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn không bị hét giá.

 

Học cách nấu ăn

 

Thật dẽ dàng để chui tọt vào một cửa hàng thức ăn nhanh nào đó gần nhà và gọi ra một suất gà rán nóng giòn. Ngày nào cũng như thế, bạn sẽ chẳng phải mệt mỏi với chợ búa, mùi dầu mỡ và việc rửa chén chán phèo. TỈNH LẠI ĐI ! Bạn đang hoang phí chi tiêu của mình một cách vô tội vạ đấy. Ăn hàng mỗi tháng ít nhất sẽ ‘’ngốn’’ gấp 3 ngân sách của bạn thay vì tự nấu.

 

Cách tốt nhất là hãy rủ một hai người bạn nấu chung (nếu bạn thực sự không biết nấu ăn) thời gian đầu, việc này đôi khi cũng giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Đừng quên hỏi người mẹ đảm đang của mình một số tuyệt chiêu và bạn biết đấy, các công thức nấu ăn giờ đây luôn đầy rẫy trên mạng.

 

Nấu ăn không phải là một việc khó, và bạn sẽ cảm thấy thực sự tự hào khi nhìn thành quả của mình tiến bộ qua thời gian. Hơn nữa lại có dư tiền cho việc khác. Quá tốt phải không nào?

 

Giới hạn ngân sách “vui chơi’’

 

Chẳng ai là không muốn tận hưởng trọn vẹn những thú vui với bạn bè, cho dù tài khoản của bạn có đang ‘’âm’’ đi chăng nữa. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ không đi đến chiều hướng xấu nếu bạn biết xử lí ngân sách của mình một cách thông minh.

 

Dành ra một khoản hợp lí cho việc vui chơi hằng tháng là một điều cần thiết (đây chính là khoản tiền dư đã đề cập ở mục 1, sau khi bạn đã tính toán tất cả các chi phí sinh hoạt). Khoản này sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc chi tiêu mà không còn phải lo lắng nhiều mỗi khi ra ngoài với người yêu hay ăn tối với bạn bè. Nếu biết tiết kiệm, nó còn có thể đem lại cho bạn một chuyến du lịch nho nhỏ đấy.

 

Mua hàng một cách thông minh nhất có thể

 

Tìm hiểu thời điểm những đợt đại hạ giá tại nơi bạn sống để có được món đồ bạn cần với giá tốt nhất. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra nó dễ dàng như thế nào để tiết kiệm 300$ trong việc mua hàng vào mùa hạ giá.

 

Tiết kiệm càng nhiều, khoản dư của bạn sẽ càng cao. Một quyết định có lợi đôi đường, nếu bạn hỏi tôi.

 

Đừng ngần ngại ‘’Hỏi’’

 

Hỏi tất cả những gì bạn chưa biết hoặc chưa chắc chắn cho bố mẹ bạn, những người đi trước, hay bạn bè sẽ giúp cuộc sống mới sẽ dễ dàng hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian quý báu.

 

Việc đặt câu hỏi, và tìm hiểu câu trả lời sẽ giúp bạn có được sự phát họa tỉ mì hơn cho bức tranh cuộc sống mới.

 

Kết bạn với nhiều người

 

Đừng để cuộc sống của bạn trở nên cô đơn và lẻ loi. Việc xa gia đình hơn hết đã là một gánh nặng với bản thân bạn. Vì vậy hãy làm quen nhiều người mới, và tìm một người bạn thân, để ít nhất bạn cũng có một điểm tựa những khi cuộc sống bấp bênh cần sự giúp đỡ.

 

Thục Uyên (SSDH) – Theo Kinh Doanh & Pháp Luật

Share.

Leave A Reply