SSDH – Thư giới thiệu là một trong những giấy tờ quan trọng nhất khi bạn xin học bổng và xin việc. Hãy xem thông tin dưới đây nhé.
Bên trái là mẫu chưa hiệu quả. Bên phải là do mình sửa lại. Thư bên phải được cải thiện gì so với thư bên trái?
ĐOẠN 1:
-
Khác câu chữ là chính, cắt ngắn nhưng đủ ý.
-
Mình đổi “the student” thành “Ms. Chi Nguyen” để người đọc biết rõ là đang nói tới ai. Tuy nộp cùng một bộ hồ sơ nhưng nhiều khi tên nước ngoài khó nhớ thì phải đập ngay vào mắt họ.
-
Mình cũng đảo chương trình mà bạn này đang nộp lên đầu để nhấn mạnh vào nó.
ĐOẠN 2:
-
Giới thiệu rõ hơn về cá nhân và hoàn cảnh quen biết. Nếu các bạn để ý thì bản bên trái chỉ nói bạn này tham gia vào một số tổ chức mà thầy biết. Bản bên phải nói rõ hơn về việc thầy ấn tượng với 1 dự án về “Chăm sóc sức khỏe” mà bạn này làm với chính phủ Hàn Việt. Đây chính là cách để “TẠO ĐIỂM NHẤN TRONG SƠ YẾU TỪ THƯ GIỚI THIỆU”
-
Làm rõ hơn độ khó của chương trình mà cá nhân đó đã tham gia. Thư bên trái chỉ nói tên chương trình mà không nêu là chương trình mới hay yêu cầu tuyển sinh khó cỡ nào. Bên phải nêu rõ quy trình tuyển có hội đồng, gián tiếp thể hiện sự “vượt trội” của cá nhân này.
-
Với những bạn học chuyên, điểm khó cao hơn trường thường, nhờ thầy cô đưa phần này vào cũng chính là cách giải thích cho độ khó và khác biệt của chương trình chuyên một cách khéo léo.
-
Các bạn học trường thường cũng có thể nhờ thầy cô đưa việc mình đứng đầu khối, hay lớp vào một bộ môn nào đó liên quan đến chương trình mình đang nộp vào đây
ĐOẠN 3:
-
Bên trái chỉ nói trong quá trình học thì thấy bạn này nhiệt tình năng nổ, không cụ thể gì hết. Bên phải nói trong: “Tôi dạy môn này, ban đầu tôi thấy bạn Chi như thế này và tôi nghĩ bạn ấy sẽ gặp khó khăn. Nhưng không, bạn ấy rất chăm chỉ và học được kĩ năng mới rất nhanh, trái với suy nghĩ ban đầu của tôi.”
-
Việc này giúp cá nhân hóa và cụ thể hóa hoàn cảnh gặp gỡ giúp tăng độ tin cậy của bức thư trong mắt người “xét tuyển”
ĐOẠN 4:
-
Bên trái tiếp tục nói về bạn này tham gia hoạt động trường thế nào. Bên phải tách làm 2 đoạn. Đoạn 4a, vì chương trình bạn này nộp là chương trình tập trung vào nghiên cứu, nên mình nói về độ “tò mò học thuật của bạn này” và đưa ví dụ bạn này hỏi “Tại sao” rất nhiều.
-
Đoạn 4b giải thích vì lý do COVID-19 nên bạn này đã bị thiệt thòi như thế nào khi không được trao đổi ở Mỹ. Sau đó thầy nhấn lại sự tin tưởng vào khả năng nghiên cứu của bạn này nhưng đồng thời nói chương trình bạn này đang nộp sẽ bù lại cho những thiệt thòi khi không được trao đổi ở Mỹ.
-
Nhiều người viết khi kết thư giới thiệu không nối lại với chương trình và giải thích tại sao bạn đang được giới thiệu xứng đáng với học bổng đó. Mà điều đó làm ý tứ trong thư không chặt chẽ.
VĂN PHONG:
-
Bên phải nói Ms. Chi làm cái này, Ms. Chi làm cái kia. Cái này không hề thể hiện tình cảm của người viết với nhân vật Ms. Chi.
-
Bên trái xưng “tôi” – “I” rất nhiều, đưa cảm nhận và suy nghĩ của người viết vào.
-
Cái này cho thấy độ thân mật, cũng như quá trình suy nghĩ sâu của người viết và sinh viên làm tăng sức ảnh hưởng của thư giới thiệu trọng mắt người chấm.
Nói chung thư giới thiệu cũng không nên liệt kê lại CV, nó có thể góp phần tăng điểm nhấn cho một số cái chưa rõ trong CV, giải thích những điểm yếu của CV/ điểm số một cách khéo léo và nhấn vào tình cảm, suy nghĩ của người viết với sinh viên. Như thế thì thư mới có tác dụng như góc nhìn mới về một người chứ không chỉ là nhai đi nhai lại thành tích của người đó.
Chúc mọi người viết thư hiệu quả.
SSDH (tác giả: Jenny Hoang)